Tp Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Tp. Lạng Sơn

Hội chùa Tam Thanh

Thời gian: 15/1 âm lịch.

Địa điểm: Thành phố lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượng suy tôn: Đức Phật.

Đặc điểm: Múa kỳ lân, thả cá xuống hồ, xuống suối, múa sư tử, cờ người

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Thời gian: 22 - 27/1 âm lịch.

Địa điểm: Thành phốLạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượng suy tôn: Thân Công Tài, quan đầu phủ có công khai phá mở chợ Kỳ Lừa giao thương buôn bán với người Hoa.

Đặc điểm: Lễ rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ, hát sli (dân tộc Nùng), hát lượn (dân tộc Tày)

Hội lớn nhất Lạng Sơn. Lễ rước kiệu ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ) với cả đoàn người trang phục lộng lẫy cùng đủ loại cờ quạt, võng lọng. Lễ hội có nhiều trò vui dân gian như thi đấu cờ người, múa sư tử, thi hát sli, hát lượn (dân tộc Nùng, Tày, hát chúc thọ cha mẹ, tạ ơn trời đất. Lễ hội thu hút nhiều khách thập phương về dự.

Hội chùa Bắc Nga (chùa Tiên Nga)

Thời gian: 15/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượngsuy tôn: Các cô tiên có công giúp dân cấy hái.

Đặc điểm: Lễ Phật cầu tài cầu lộc, hội du xuân: nam nữ lên đồi cao hát giao duyên các điệu sli, lượn

Hội đền Bắc Lệ

Thời gian: 20/9 âm lịch.

Địa điểm: Xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Đối tượngsuy tôn: Bà Chúa Thượng Ngàn (nữ thần núi), các cô, các cậu.

Đặc điểm: Rước cô Bơ Bắc Lệ (từ đền Kẻng) lên đền Bắc Lệ (cô Bơ đến hầu Đức Mẫu Thượng ngàn). Lên đồng, hầu bóng

Hội chùa Tà Và

Thời gian: 12 - 15/4 âm lịch.

Địa điểm: Xã Chi Lăng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Thần Nông, Quan Công và Lưu Bị.

Cao Bằng

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Cao Bằng

Hội pháo hoa Quảng Uyên

Thời gian: 1-2/2 âm lịch.

Địa điểm: Miếu Bách Linh, thị trấn Quảng Yên.

Đối tượng suy tôn: Thần rồng, một trong tứ linh “Long, Ly, Quy, Phượng”.

Đặc điểm: Lễ tế, Lễ rước thần, múa rồng, múa kỳ lân, tung còn, hát lượn, chơi đu, đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo

Hội Chùa

Thời gian: Mùng 6 đến 15/1 âm lịch

Địa điểm: Hội được tổ chức ở hầuhết các đền, chùa trong tỉnh, đặc biệt là ở huyện Hòa An và thị xã Cao Bằng.

Đặc điểm: Đây là lễ hội cúng thần, cúng Phật, cầu phúc, cầu may, tưởng nhớ các bậc vĩ nhân đã có công giúpđỡ, bảo vệ nhân dân trong vùng

Một số hội chính như hội đền vua Lê (tổchức vào ngày mùng 6 tháng giêng), hội chùa Đà Quận (mùng 9 tháng giêng), hội đền Kỳ Sầm (mùng 10 tháng giêng) và hội chùa Sùng Phúc (15 tháng giêng). Ngoài các trò chơi thi ném còn, đánh đu, hội còn là dịp để mọi người đi vãn cảnh đầu xuân, hái lộc năm mới.

Hội Thanh Minh

Thời gian: Tháng 3 âm lịch

Địa điểm: Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên

Đặc điểm: Hội Thanh Minh là lễ hội của dân tộc Nùng với ý nghĩa cầu mùa cho bản và cầu phúc cho lứa đôi.

Hội gắn liền với truyền thuyết về đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau và cả hai đã tự vẫn dưới giếng. Cảm thương trước mối tình ấy, dân bản đã lập miếu thờ và cứ mỗi dịp tiết thanh minh các đôi trai gái lại tới miếu dâng hoa cúng lễ.

Hội mời Mẹ Trăng

Thời gian: Hội tổ chức vào đầu mùa xuân sau tết Nguyên Đán kéo dài từ 10 đến 15 ngày.

Địa điểm: Hội chỉ mở riêng trong từng bản, hoặc có mời thêm một số người thân từ các bản lân cận cùng tham gia.

Đối tượng suy tôn:Mẹ Trăng

Đặc điểm: Đây là lễ hội của dân tộc Tày mang mục đích cầu Mẹ Trăng ban điều lành, điều tốt cho dân bản, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, không bị dịch bệnh...

Mọi nhà trong bản đều nô nức tham gia lễ hội bắt đầu bằng lễ dâng hoa rồi đến “lượn hai” (ca hát) để tiễn hồn đoàn người trần gian lên cung trăng đón mời Mẹ Trăng xuống đất. Không khí hội như trộn lẫn giữa thực tại và huyền ảo trong mối giao lưu tình cảm giữa người trần tục và người cõi tiên của tiết trời xuân. Trong thời gian diễn ra lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, đánh quay, đánh yến... Kết thúc lễ hội là lễ tiễn trăng về trời diễn ra ngoài đồng. Cuối cùng, mọi người cùng nhau dùng bữa cơm vui hội của bản làng.

Hội Lồng Tồng

Thời gian: Mùng 2 đến 30/1 âm lịch

Địa điểm: Hội tối thiểu diễn ra trong phạm vi một bản (làng), thông thường một số bản gần nhau liên kết cùng tổ chức, có khi mở rộng ra một vùng vài chục bản.

Đặc điểm: Hội Lồng Tồng hay còn gọi hội Xuống Đồng là lễ hội văn hóa của dân tộc Tày Nùng để mở đầu mùa gieo trồng mới

Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Chủ trì hội là ông thại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng thần Nông của bản. Tất cả gia đình dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần Đất, thần Núi, thần Nông và Thành Hoàng.

Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình thì xem đó là điều may mắn cho cả năm. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, đánh quay, đánh yến, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo…

Trong khi chơi trò ném còn, gái trai chialàm hai phe để hát sli, hát lượn, là hai hình thức đối ca giao duyên nam nữ thể hiện tục cầu mùa. Còn trò chơi kéo co giữa các cô gái chàng trai Tày Nùng mang tính chất cầu mùa, cầu mưa, cầu nước như một nghi lễ tín ngưỡng nông nghiệp lâu đời.

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)