Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 122 - 130)

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Thừa Thiên- Huế

Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ

Thời gian: 12/1 âm lịch

Địa điểm: làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Đặc điểm: lễ tế thần linh, lễ cầu ngư, đua trải

Lễ tế thần diễn ra khoảng 2 giờ sáng ngày 12. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được mùa, dân làng noấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ chánh tế kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư

Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Trò diễn "bủa lưới" là trò diễn trình nghề mang đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo trò bủa lưới bắt cá là màn trình diễn của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà

rỗi" (người bán cá) đang chờ sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.

Chương trình ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua mang ý nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả mãnước vọng no ấm của cư dân.

Lễ hội Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông nước.

Lễ tế Phong Sơn

Thời gian: 7/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Thần đá.

Đặc điểm: Lễ khai nguồn: đầu năm dân buông lưới hoặc vào rừng (bằng đường nước) săn bắn

Hội xuân Gia Lạc

Thời gian: 1 - 3/1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Định Viễn Công, hoàng tử thứ 6 con vua Gia Long.

Hội đã được tổ chức từ thời Minh Mạng nhưng chỉ cho những người trong phủ, dần dần mới trở thành hội chợ vui xuân dành cho cả nhân dân. Chợ họp từ sáng mùng 1 Tết tại Gia Lạc cách trung tâm thành phố Huế 3km, về phía Vĩ Dạ. Hàng hóa phong phú, thay đổi theo từng năm, từ đồ gia dụng như chén bát, cơi trầu, ấm chén, hoa quả bánh trái đến đồ chơi trẻ em. Một số quán ăn đặc sản như heo quay, bê thui... cũng có mặt.

Trong ngày hội còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, ca hát như hát bài chòi, bài vè, hò giã gạo, hát đối nam nữ... Khách đến hội chợ xuân Gia Lạc để vui chơi, cầu may và cũng là thói quen, một tập tục lâu đời.

Hội Thanh Phước

Thời gian: 22/6 âm lịch.

Địa điểm: Làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng là Phan Niệm, người theo vua Lê Thánh Tông vào Bình Chiêmđánh giặc, Kỳ Thạch phu nhân (nữ thần đá) được thờ ở miếu.

Đặc điểm: Lễ rước

Hội Thái Dương

Thời gian:23/12 âm lịch.

Địa điểm:Làng Thái Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng suy tôn:Thái Dương thần nữ (Tảng đá thần linh ứng).

Đặc điểm: Rước Bà về dinh Thái Dương làm lễ tế giàn.

Hội Minh Hương

Thời gian: 14 - 16/7 âm lịch.

Địa điểm: Làng Minh Hương, xãĐiền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Thần khai canh.

Đặc điểm: Lễ rước thần, đua thuyền, ba năm có tế lớn

Hội làng Cổ Bi

Thời gian: 23/5 âm lịch

Địa điểm: Làng Cổ Bi, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối tượng suy tôn: Thần khai canh

Đặc điểm: Rước sắc phong từ miếu Dinh ra đình làng,đánh cờ, chọi gà

Hội làng Chí Long

Thời gian: 12 - 13/6 âm lịch. Chính hội 13/6 âm lịch.

Địa điểm: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Bà Đại Căng (thế kỷ 15) có công đưa 4 trưởng tộc (Lê, Nguyễn, Võ, Trần) vào khai hoang chiêu lập dân ấp.

Đặc điểm: Lễ kỳ phước, rước bài vị các tộc trưởng, lễ túc yết (gồm đọc văn tế, múa bông, dâng hương). Lễ vật gồm mao, huyết, bò, lợn cả con, cúng xong đặt ít quả phẩm lên

Hội đình làng Phú Xuân

Thời gian: 5 - 6/6 âm lịch

Địa điểm: Đường Thái Phiên, phường Tây Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối tượngsuy tôn: Các vị thần khai sáng làng.

Đặc điểm: Tế tam sinh.

Hội An Truyền

Thời gian: 16/7 âm lịch.

Địa điểm: Xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối tượng suy tôn: Vị khai canh Hồ Quảng Lãnh và các họ Nguyễn, Huỳnh, Đoàn.

Đặc điểm: Rước thần, chơi đánh cờ, chọi gà

Hội vật võ làng Sình

Thời gian: 9 - 10/1 âm lịch.

Địa điểm: Làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm: Hội vật truyền thống.

Hội vật làng Sình ngoài trai tráng của làng tham gia còn thu hút hàng ngàn thanh niên nam nữ ở các huyện và thành phố Huế kéo về dự hội. Hội vật võ làng Sình diễn ra trong không khí rất hào hứng sôi nổi. Đây là một sinh hoạt truyền thống mang tính thượng võ của người dân Huế trong nhiều thế kỷ qua.

Bình Định

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại BìnhĐịnh

Lễ hội Đổ Giàn

Thời gian: 15/7 âm lịch.

Địa điểm: Làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh.

Đối tượngsuy tôn: Bà (Nữ thần biển).

Đặc điểm: Lễ tụng kinh Phật. Lễ vật là thịt heo quay, khi lễ xong, tung heo quay từ giàn cao xuống

Hội xuân chợ Gò

Thời gian: 1/1 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Đặc điểm: Hội xuân: mua bán và vui chơi.

Lễ hội Đống Đa (BìnhĐịnh)

Thời gian: 5/1 âm lịch.

Địa điểm: Thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh BìnhĐịnh.

Đối tượng suy tôn: Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) và các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn.

Đặc điểm: Thi đánh trống bộ, diễn cảnh đánh trận giả, biểu diễn võ thuật: đấu võ, đánh côn, đi quyền.

Hội làng Thị Tứ

Thời gian: 12/2 âm lịch.

Địa điểm: Nhà thờ họ Đào, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh.

Đối tượng suy tôn: Đào Giã Tượng, tổ nghề truyền cho làng rèn nông cụ.

Khánh Hoà

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Khánh Hoà

Lễ hội Tháp Bà - Pô Nagar

Thời gian:20 - 23/3 âm lịch.

Địa điểm:Phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Đối tượng suy tôn:Nữ thần Xứ Sở (người Chăm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm:Các nghi lễ: tắm tượng và thay y, múa dâng Bà, đua ghe và đêm có hát bội. Là lễ hội mang tính tôn giáo lớn nhất trong khu vực

được tổ chức tại khu di tích tháp Pô Nagar, trên ngọn đồi bên cửa sông Cái ở phía bắc thành phố Nha Trang. Lễ hội tưởng niệm Mẹ Xứ sở là người tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân canh tác. Nữ thần của người Chăm được Việt hóa. Hát múa chào mừng bà con về dự lễ, biểu diễn sân khấu và nhiều trò vui diễn ra tưng bừng trước ngôi đền chính.

Lễ hội Nghinh Cá ông

Thời gian:15 tháng 12 âm lịch.

Địa điểm:Một sô làng chài ven biển tỉnh Khánh Hoà.

Đối tượng suy tôn:Cá ông.

Đặc điểm: Lễ dâng hương, rước đuốc, đội nữ thổi tù và, đội nam đánh trống, đốt tuần nhang đầu là một cậu bé, hat bội, hò bá trạo

Gia Lai

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Gia Lai

Lễ bỏ mả

Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, câyÊ-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai tổchức Lễ bỏ mả.

Địa điểm:Được tổ chức tại buôn làng Gia Lai.

Đặc điểm:Lễ bỏ mả- "chủ nghĩa nhân văn" thường được biểu hiện rõ nét nhất. Xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng thì lễ bỏ mả là

một nghi thức tang ma. Thế nhưng nhìnở khía cạnh văn hóa thì lễ bỏ mả của người Tây Nguyên mà điển hình nhất của người Jrai và người Bahnar ở tỉnh Gia Lai là đỉnh điểm của những hoạt động văn hóa truyền thống. Và cũng là lễ bỏ mả, "chủ nghĩa nhân văn" thường được biểu hiện rõ nét nhất.

Những ngày lễ bỏ mả thực sự là những ngày hội văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu luyếntiễn đưa

người chết về thế giới bên kia bằng bài nhạc cồng chiêng, bằng những con rối...

Có thể nói, lễ bỏ mả là một trong những đặc trưng văn hóa tiêu biểu nhất của các dân tộc tỉnh Gia Lai, ở lễ bỏ mả là nghệ thuật kiến trúc nhà mồ, là điêu khắc tượng nhà mồ- những giá trị có một không hai của đất nước Việt Nam.

Vì thế không phải là có lý khi con người ta nói rằng Gia Lai là những tháng nghỉ là được đến với cả rừng tượng nhà mồ, là được tắm mình trong tiếng cồng chiêng, là được say trong rượu cần và trong những vòng múa xoang.

Lễ Đâm Trâu

Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, câyÊ-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón Hội đâm Trâu.

Địa điểm:Lễ hội đâm Trâu được tổ chức tại buôn làng Gia Lai.

Đối tượngsuy tôn:Giàng (thần).

Đặc điểm: Lễ hội đâm Trâu là do người Gia Rai và Bà Na tổ chức. Con Trâu được cột quanh cây nêu và có một thanh niên lực lưỡng được cử ra để lãnh trách nhiệm đâm Trâu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần).

Mỗi khi cây H’lưng đầu buôn, câyÊ-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc con trai, con gái các buôn làng Gia Lai chuẩn bị đón hội hè. Gặt hái xong xuôi là thời gian nghỉ ngơi, mọi nhà, buôn làng đều tổ chức các lễ hội như Hội bỏ mả (Mnăm Lui Msat), Lễ ăn cơm mới (Huă Esei Mrâo), Lễ đâm trâu (Mnăm thu)... tưng bừng, rộn rịp với các trò vui chơi, ăn uống no say.

hội đâm trâu vô cùng hào hứng thu hút đông đảo mọi người cùng tham dự. Tùy theo gia cảnh và tùy theo số lượng người đến tham dự mà gia chủ có thể giết nhiều trâu để đãi khách. Và lần lượt mọi nhà có thể thay phiên nhau tổ chức những cuộc vui suốt sáng thâu đêm bên ghè rượu cần thơm ngon, bên gùi cơm lam nóng hổi và những xâu thịt nướng thơm phức...

Gần ngày lễ Mnăm Thu. Gia chủ cử người vào rừng chặt tre, cây blang (cây gòn núi) đem về làm cột blang Kbâo. Cột blang Kbâo giống như cây nêu ở miền xuôi nhưng công dụng thì khác hẳn.

Thầy cúng sẽ giúp gia chủ chọn chỗ để đào lỗ trồng cây nêu, thường làở giữa sân nhà. Trong lúc đào lỗ, cả nhàăn mặc quần áo mới đứng vây quanh, vừa la vừa hú, vừa khấn vái trời đất, xong mới chôn trụ nêu.

Sau khi dựng nêu xong, họ đem trâu đến cột dưới cây nêu. Dây cột trâu phải lựa dây thật mềm và chắc. Thế rồi giờ cử hành lễ bắt đầu. Người trong buôn làng kéo đến vây quanh cây blang Kbâo, khua chiêng, thúc trống rồi múa hát với giọngê a. Trong lúc đó, thầy cúng lấy một chiếc nồi đồng đem ra đặt

ở trước nhà, đứng hai chân trên miệng nồi rồi làm phép cúng vái. Một thanh niên nhanh nhẹn, thông minh và lực lưỡng nhất được cử ra để nhận lãnh trách nhiệm đâm trâu. Anh chạy theo con trâu quanh cột cây nêu, tay cầm con dao Kgã, vừa chạy vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện anh chém đứt khuỷu chân trái sau con trâu. Bị đau, con vật lồng lộn chạy bằng ba chân, anh rượt theo, vừa múa dao, thừa lúc thuận tiện nhất anh chém tiếp chân phải của nó. Con vật ngã khuỵu hai chân sau, lết quanh chân nêu. Lúc bấy giờ anh mới dùng cây giáo dài, vừa múa vừa chạy theo con trâu trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người tham dự. Đúng lúc thuận tiện, anh đâm mạnh cây giáo vào sườn trâu, trúng thẳng vào tim con vậtlàm cho nó chết ngay tức khắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua tài đâm trâu của anh, mọi người đều nhiệt liệt tán thưởng, còn các cô gái thì bàn tán xôn xao.

Con trâu vừa chết, các thanh niên trong buôn làng nhào ra phanh thây trong khi thầy cúng mang sẵn chiếc nồi đồng to tướng trong đó có chứa ít rượu đem đặt ngay cạnh vết thương con vật để hứng lấy máu. Máu hòa với rượu để cúng Giàng (thần). Người thầy cúng còn cắt một tí tai, mũi, mắt và lông đuôi con trâu rồi lấy máu bôi vào hai que tre để xin keo. Sau đó, thầy cúng đem những thứ nói trên vào nhà làm lễ và đặt hai que tre lên

mái nhà. Buổi lễ kể như đã xong, mọi người cùng nhau uống rượu cần, ăn thịt trâu nướng, dùng cơm lam và trứng gà...Trong khi đó, từng tốp thanh niên lực lưỡng khua chiêng, trống âm vang lan tỏa khắp buôn làng, nương rẫy, sông suối, núi rừng...

Nhiều bà con đến tham dự cũng mang theo các ghè rượu cần để góp vui cùng gia chủ. Rượu vào, lời ra. Các cụ già bắt đầu kể Khan Hơmon, còn gái trai

Con gái lớn lên để ngực trần

Tay tròn trịa múa mềm ngọn lửa

Họ đâm trâu thiêng liêng tiếng hú

Đôi mắt em thăm thẳm hoang sơ Hơmon ơi có tự bao giờ

Nghe ai hát em theo về làm bạn

Không uống rượu sao ấm nồng giữa ngực Bài hơmon nào không có chuyện yêu đương

(Thơ Xuân Mai)

Người ta túm tụm xung quanh các ghè rượu cần thơm ngon. Kẻ kéo, người mời, tiếng cười nói râm ran. Người ăn cứ ăn, người uống cứ uống, ai kể khan cứ kể, ai múa hát cứ tiếp tục... nguồn vui kéo dài hầu như bất tận. Nhiều người no say quá nằm ngủ ngay tại chỗ mãiđến ngày hôm sau mới trở về nhà.

Cứ như thế, từ gia đình này đến gia đình khác, từ buôn làng này đến buôn làng khác, lễ Mnăm Thu- tức lễ đâm trâu- được tổ chức suốt mùa tạnh ráo khắp buôn làng Gia Lai.

Lễ Cơm Mới

Thời gian: Khi cây H’lưng đầu buôn, câyÊ-táp giữa làng ra nụ, nở hoa, đó chính là lúc buôn làng Gia Lai tổ chức Lễ Cơm Mới.

Địa điểm: Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na.

Đối tượngsuy tôn:Thần Lúa

Đặc điểm: Lễ Cơm Mới là lễ hội mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa.

Được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà rông sau vụ thu hoạch của đồng bào Ba Na ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Lễ được tổ chức để tạ ơn thần lúa và lễ hội mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo hoặc gà trước khi sử dụng lúa để ăn hoặc mang đi biếu. Lễ Cơm Mới được tổ chức đơn giản và không tốn kém.

Ngoài ra,ở Gia Lai cũng có lễ Bỏ Mả, lễ cúng Đất làng giống như các dân tộc sống ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk.

Đồng Nai

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Đồng Nai

Lễ Kỳ Yên (lễ vía thần)

Thời gian:26/6 âm lịch.

Địa điểm:Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Đặc điểm: Đua thuyền, xô giàn thí thực (vào giờ Ngọ) cho mọi người cùng tranh lấy đồ cúng như sự ban phát của thần linh

Lễ Kỳ Yênở đền Nguyễn Tri Phương

Thời gian: 16 - 17/ 10 âm lịch.

Địa điểm: Đền thờ Nguyễn Tri Phương, phường Bửu Hòa, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm: Lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, lễ rước thần, dâng lễ vật cúng thần và lễ tống ôn, hát bội, múa

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 122 - 130)