Tp Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 145 - 148)

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Tp Hồ Chí Minh

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Tp. Hồ Chí Minh)

Thời gian: 23/3 âm lịch.

Địa điểm: 710 Nguyễn Trãi, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Bà Thiên Hậu.

Đặc điểm: Lễ vía Bà tại chùa Bà Thiên Hậu, một trong những ngôi chùa cổ của người Hoa ở Chợ Lớn có kiến trúc theo lối Trung Hoa. Ngày hội, người Hoa về đây rất đông, họ làm hai hình nộm Ông Thiện, Ông Ác cao 3 thước. Cuối ngày đốt 2 hình nộm để cúng.

Hội chùa Ông

Thời gian: 24/ 6 âm lịch.

Địa điểm: 676 - 678 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Quan Công và nhiều vị thần (Trung Hoa) khác.

Đặc điểm: Lễ dâng hương, tắm tượng, múa lân, hát bội

Lễ hội Nghinh Ông

Thời gian:Từ 15 đến 17tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Cá Ông.

Đặc điểm:Lễ cúng cá Ông của ngư dân miền ven biển. Có lễ rước và lễ tế truyền thống. Lễ hội nghinh "Ông", hay là lễ cúng cá "Ông" (cá

voi) gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc, là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Bằng nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Lăng ông Thuỷ tướng được vua Tự Đức ban sắc phong gọi là Nam hải Tướng quân. Tại đây hàng năm diễn ra lễ tế rất trang trọng của ngư dân Cần Giờ để tưởng nhớ công ơn cá "Ông".

Ngày 15/8 không khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngoài lăng với nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi.

Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các vị trong hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân xuốngthuyền rồng ra biển. Đoàn ghe nghinh xuất phát tại bến đò Cần Giờ- Vũng Tàu. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con hai bên phố bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thuỷ

nghênh ông

. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước đi khoảng hai giờ thì quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thuỷ tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đãđợi sẵn để đón ông về lăng.

Khi rước ông vào lăng, các nghi thức đón và tế diễn ra trang trọng, đúng với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thuỷ tướng. Ngoài lăng, có các hoạt động văn hoá văn nghệ. Vào khoảng 20 - 23h cùng ngày lễ cúng tế, hát bội vẫn tiếp tục diễn ra trong lăng.

Sáng 17/8: từ 8h - 22h tại lăng ông Thuỷ tướng diễn ra lễ tôn vương ông Thuỷ tướng theo sắc phong. Lễ cúng có hát thờ. Sau phần lễ tôn ông theo sắc phong cũng là lúc chấm dứt lễ hội.

Lễ Kỳ Yên đình BìnhĐông

Thời gian: 10 - 14/2 âm lịch.

Địa điểm: Phường 7, quận 8, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Các bậc thầy dạy nghề trong thôn.

Đặc điểm: Lễ cúng Tổ nghề và lễ cầu an

Đình Bình Đông nằm trên bờ rạch Bà Tàng, là một trong hai ngôi đình có lượng khách tham quan, lễ bái đông nhất thành phố. Lễ Kỳ Yên gồm có: lễ cúng tiên sư tưởng nhớ những bậc thầy dạy nghề trong thôn, lễ tụng kinh cầu an theo nghi thức Phật giáo, hoàn sắc, lễ tế thần, lễ tế tiền hiền, hậu hiền những thế hệ khai hoang lập ấp và xây dựng các công trình phúc lợi cho thôn làng. Có hát bội cúng thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội miếu Ông Địa

Thời gian: 2/2 âm lịch.

Địa điểm: 125 đường Lê Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Thổ địa Phúc Đức Chính Thần và nhiều vị thần dân gian khác.

Đặc điểm: Hát bóng rỗi, diễn tuồng

Miếu Ông Địa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 và từng được vua Tự Đức sắc phong vào năm 1852. Hàng năm lễ hội diễn ra vào ngày 2/2 âm lịch là ngày vía Thổ địa Phúc Đức Chính Thần. Đây là lễ hội tiêu biểu cho các lễ hội miếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Nam bộ với các nghi thức: “gióng trống khai trang” thông báo vào lễ, “mời trầu” bằng điệu hát bóng rỗi để thỉnh thần về dự lễ, diễn tuồng hài “Địa Nàng” với nhân vật ông Địa và nàng tiên mang nội dung phê phán thói hư tật xấu trong xã hội hương thôn xưa. Sau đó là màn diễn múa mâm vàng, mâm bạc và múa đồ chơi do các nghệ nhân dân gian trình diễn. Kết thúc hội là nghi thức phát lộc

Lễ hội lăng Cá Ông- Bà Chiểu

Thời gian: 30/7 - 1/8 âm lịch.

Địa điểm: Lăng Ông, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Lê Văn Duyệt và phu nhân.

Đặc điểm: Lễ cầu yên, diễn xướng của nhiều nhân vật

Lễ kỳ yên đình Phú Nhuận

Thời gian: 16 - 18/1 âm lịch.

Địa điểm: 18 đường Mai Văn Ngọc, phường 10 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Phật, thần, các vị tiền hiền, hậu hiền.

Đặc điểm: Tụng kinh cầu an, lễ tế, nghi thức tôn vương và hồi chầu

Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh cầu an của Phật giáo, tiếp theo là phần múa lân và biểu diễn võ thuật cổ truyền, các nghi thức tế thần, tế tiền hiền, hậu hiền. Buổi tối có phần xây chầu, đại bội và hát bội. Ngày thứ hai và thứ ba có nghi thức tế nam quan, nữ quan theo truyền thống Bắc bộ. Chấm dứt lễ hội là nghi thức tôn vương và hồi chầu theo truyền thống các đình Nam bộ.

Lễ đền thờ Phan Công Hớn

Thời gian: 25/2 âm lịch.

Địa điểm: Xã BàĐiểm, huyện Hóc Môn. TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng suy tôn: Phan Công Hớn, người lãnh đạo nhân dân 18 thôn Vườn Trầu tấn công dinh tri huyện năm 1885.

Đặc điểm: Lễ giỗ theo nghi thức cúng thần.

Hàng năm, đến ngày 25/2 âm lịch, thân tộc của ông cùng bà con nhân dân xã Bà Điểm tổ chức lễ giỗ ông tại đền thờ theo nghi thức cúng thần. Người đến dự lễ rất đông để tưởng nhớ vị anh hùng đã hy sinh thân mình để nhân dân khỏi bị đàn áp bắt bớ, làm rạng danh truyền thống 18 thôn Vườn Trầu.

Lễ giỗ tổ nghề kim hoàn

Thời gian: 7 - 9/2 âm lịch.

Địa điểm: Hội quánLệ Châu, 586 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Ông tổ nghề kim hoàn.

Đặc điểm: Giỗ tổ

Lễ hội gồm hai nghi thức: tế tổ trong hai ngày đầu và tế các bậc tiền hiền, hậu hiền trong ngày cuối. Đêm mùng 7 có chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ cải lương và những thợ kim hoàn biểu diễn. Trong Thời gian lễ hội, những người thợ kim hoànở TP. Hồ Chí Minh và các nơi khắp Nam Bộ về dâng hương lễ tổ, trao đổi những kinh nghiệm cũng như

tổ tại nhà nhưng phải chọn ngày cúng sau những ngày lễ tổ ở hội quán Lệ Châu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lễ kỳ yên đình TrườngThọ

Thời gian: 17/2 âm lịch.

Địa điểm: Phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Thần Thành hoàng, các vị tiền hiền, hậu hiền.

Đặc điểm: Lễ vật tế bên cạnh các thức cúng như hoa quả, trà, bánh... thì luôn luôn phải có một con heo sống. Lễ kỳ yên đình Trường Thọ theo truyền thống không có hát bội như nhiều ngôi đình khácở Nam bộ, do kiêng kỵ với thần linh.

Hội chùa ông Bổn

Thời gian: 15/8 âm lịch.

Địa điểm: Đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượngsuy tôn: Ông Bổn, Quan Công, Quan Thế Âm, Bà Chúa Sanh.

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 145 - 148)