Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 132 - 133)

Liên hệ tham quan

CÔNG TY DU LỊCH tại Bà Rịa- Vũng Tàu

Lễ hội đình thần Thắng Tam

Thời gian: Từ 17 đến 20/2 âm lịch

Địa điểm: Đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu

Đặc điểm: Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.

Phần tổ chức cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc... diễn ra rất cầu kỳ và có nhiều điều kiêng kỵ được lưu truyền, gìn giữ từ xưa đến nay như người có tang không được trực tiếp thực hiện các nghi lễ, heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu…

Trong thời gian diễn ra lễ hội, có nhiều trò chơi giải trí được tổ chức như múa lân, hát bội … làm huyên náo, rộn ràng cả một vùng suốt mấy ngày đêm.

Lễ hội Nghinh Cô tại Dinh Cô

Thời gian: 12/2 âm lịch.

Địa điểm: Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Đối tượng suy tôn: “Cô” có tên là Lê Thị Hồng Thuỷ.

Đặc điểm: Lễ hội nước (lễ rước bằng tàu thuyền trên biển) đông người tham dự. Ngày vía cô trở thành lễ hội lớn thu hút rất đông

khách từ nhiều tỉnh thành khác đến. Các đội múa lân, dàn nhạc ngũ âm từ nhiều tỉnh Nam bộ đến góp vui. Các nghi lễ trong ngày hội: lễ cầu an tại chính điện vào đêm hôm trước. Bên ngoài diễn ra đêm hội hoa. Lễ rước vào sáng 12 trên hàng chục chiếc ghe thuyền trang hoàng lộng lẫy để cầu mong trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội Nghinh Ông (Vũng Tàu)

Thời gian:16 - 18/8 âm lịch.

Địa điểm: Lăng Cá Ông, đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu.

Đối tượng tôn vinh: Cá Ông.

Đặc điểm: Lễ rước cá ông trên biển.

Lễ hội là dịp ngư dân cầu mong sự bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá. Lễ hội trùng với ngày vía (ngày mất) của cá. Nghi lễ có cúng Ông, lễ rước Ông trên biển bằng chiếc ghe lớn được trang trí cờ hoa, chiêng trống rộn ràng. Sau nghi lễ là các cuộc vui như hát bội, hát bá chạo, biểu diễn võ thuật.

Một phần của tài liệu Các lễ hội ở Việt Nam (Trang 132 - 133)