Chai khí bảo vệ chứa khí với áp suất lớn, nếu bị hỏng có thể gây nổ. Vì vậy phải cẩn thận xử lý bất cứ một chi tiết nào:
- Sử dụng đúng loại chai khí, đồng hồ đo, ống dẫn được thiết kế riêng biệt cho từng loại khí bảo vệ. Bảo quản chúng với điều kiện tốt nhất.
- Tránh các chai khí áp suất cao bị quá nóng, va chạm mạnh và phát sinh tia lửa điện.
- Cần giữ cho chai khí ở vị trí đứng và dùng dây sích buộc cố định chai khí trên xe đẩy hoặc trên giá đỡ để tránh chai khí bị rơi.
- Cần giữ cho chai khí không chạm vào mạch điện hàn hoặc mạch điện khác. - Nghiêm cấm không được chạm điện cực hàn vào chai khí
- Đọc kỹ cách sử dụng chai khí và an toàn cơ bản
- Khi mở van chai khí cần tránh cho mặt đối diện với đầu phun khí ra của van. - Cần có lắp bảo vệ phía trên của van chai khí, trừ khi chai khí đang được nối ra sử dụng.
BÀI 3: HÀN ĐƯỜNG THẲNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG
(BTAD: Thực hiện đường hàn trên mặt phẳng vật liệu có chiều dầy S = 4mm ở vị trí hàn bằng)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo sạch, phẳng, đúng kích thước bản vẽ.
- Chọn chế độ hàn như: Đường kính dây hàn, cường độ dòng điện, điện thế hồ quang, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày vật liệu.
- Chuẩn bị đầy đủ kính hàn, kìm hàn, búa nắn phôi hàn, búa gõ xỉ hàn, bàn hàn.
- Cắt đầu dây hàn đảm bảo chiều dài và góc vát nhọn. - Thực hiện các chuyển động mỏ hàn thành thạo. - Xác định vận tốc hàn phù hợp.
- Hàn mối hàn trên tấm kim loại đảm bảo độ sâu ngấu không rỗ khí, lẫn xỉ, xếp vảy
đều, đúng kích thước.
- Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.