Phôi phẳng, đúng kích thước Không có pavia, mép hàn sạch

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng: Modul Hàn MIG/MAG cơ bản (Trang 38 - 40)

- Không có pavia, mép hàn sạch Bước 2: Điều chỉnh các thông số hàn

và hàn đính

+ Điều chỉnh các thông số hàn theo bảng

Với vật liệu thép các bon thấp S = 5 nên ta chọn các thông số như sau Chiều dày tấm (mm) Số lớp hàn Đường kính dây (mm) Ih (A) Uh (V) Vh (mm) Tiêu hao khí (l/ph) Tầm với điện cực (mm) 5 1 1,4 280 22-39 20-25 14-16 10 - 15 + Gá đính:

- Đặt phôi lên bàn hàn sao cho bề mặt hai chi tiết đồng phẳng, khe hở đều.

- Tăng dòng điện lên từ 10 – 15% so với Ih

đã chọn và tiến hành hàn đính mặt A như hình vẽ.

* Yêu cầu: Mối đính ngấu và chắc chắn Liên kết không biến dạng cong vênh

Bước 3: Tiến hàn hàn

a) Hàn mặt không có mối đính.

- Chuẩn bị trước khi hàn mặt không có mối đính + Gá phôi trên bàn gá vị trí 1G

+ Điều chỉnh lại thông số hàn đã chọn. - Bắt đầu hàn:

+ Đưa mỏ hàn vào vị trí liên kết hàn với góc độ như hình vẽ. + Nhấn nút trên mỏ hàn khi hồ quang xuất hiện.

+ Thực hiện dao động mỏ hàn theo hướng từ phải qua trái. Phương pháp này có ưu điểm là khả năng lấp khe hở tốt, dễ kiểm soát đường hàn đặc biệt là những đường hàn giáp mối khe hở lớn và hàn góc.

- Góc nghiêng mỏ hàn và cách dao động mỏ hàn:

+ Góc độ của mỏ hàn so với trục đường hàn một góc từ 75 đến 80o. + Góc tạo bởi giữa bề mặt hai phôi là 90o

+ Dao động mỏ hàn thực hiện theo kiểu bán nguyệt hoặc răng cưa tương tự như hàn hồ quang que hàn vỏ thuốc. Biên độ dao động từ 4 đến 5mm.

b) Kiểm tra đánh giá mối hàn và hàn mặt có mối đính.- Đánh giá đường hàn không có mối đính - Đánh giá đường hàn không có mối đính

+ Đánh giá quá trình thực hiện: Gồm các yếu tố như góc nghiêng mỏ hàn, phương pháp dao động, các thông số cơ bản trong hàn MAG

+ Đánh giá chất lượng sản phẩm:

- Kích thước sản phẩm so với yêu cầu bản vẽ.

- Phát hiện và sửa chữa các khuyết tật mối hàn từ đó tìm ra biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng: Modul Hàn MIG/MAG cơ bản (Trang 38 - 40)