Nội dung hoàn thiện kế toán hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán xuất khẩu rau quả - nông sản tại Tổng Công ty Rau quả - nông sản VN.DOC (Trang 69 - 74)

: Một trăm năm mơi nghìn đồng

3.1.2Nội dung hoàn thiện kế toán hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa

rau quả nông sản việt nam

3.1.2Nội dung hoàn thiện kế toán hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa

Hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa thực chất là việc tổ chức công tác kế toán đợc thực hiện một cách nhịp nhàng, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, thông suốt và giản tiện. Việc hoàn thiện phải đảm bảo cho công tác kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán cũng nh điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm đạt đợc hiệu quả kinh tế với chi phí thấp nhất.

Hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa đợc tiến hành trên những nội dung cơ bản sau:

Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu

Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán.

Hoàn thiện hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính.

a Hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu.

Hạch toán ban đầu là việc ghi chép, phản ánh và giám đốc toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở cho hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.

Hạch toán ban đầu là công việc khởi đầu của toàn bộ công việc ghi chép kế toán nhng nó lại không do cán bộ kế toán trực tiếp thực hiện mà công việc này chủ yếu do cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý ở các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện theo hớng dẫn của phòng kế toán. Vì vậy phòng kế toán cần phân công cụ thể cho các cán bộ kế toán chịu trách nhiệm hớng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu ở các bộ phận trong doanh nghiêp: thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ ban đầu kịp thời để đảm bảo việc ghi sổ kế toán.

Yêu cầu của việc lập chứng từ ban đầu và hạch toán ban đầu là phản ánh trung thực nội dung kinh tế tài chính đã phát sinh và hoàn thành chính xác về các chỉ tiêu số lợng, giá trị mà nghiệp vụ đó tác động đến tài sản của doanh nghiệp. Tính trung thực và chính xác của hạch toán ban đầu có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực và chính xác của toàn bộ tài liệu kế toán trong doanh nghiệp.

Để tổ chức hợp lý hạch toán ban đầu cần phải: Hoàn thiện về bản chứng từ

Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngay từ đầu đã đợc phản ánh trên một bản chứng từ, nó là căn cứ là cơ sở pháp lý đầu tiên để ghi sổ kế toán. Mỗi bản chứng từ cần chứa đựng tất cả các chỉ tiêu đặc trng cho nghiệp vụ kinh tế đó về nội dung nghiệp vụ, quy mô, thời gian và địa điểm xảy ra nghiệp vụ. Do vậy vấn đề cơ bản để hoàn thiện chứng từ là:

Các chỉ tiêu chứng từ cần rõ ràng, số phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế cần ghi cụ thể, chính xác trong chứng từ. Đơn giản hóa biểu mẫu chứng từ thuận tiện cho việc ghi chép và phù hợp với thực tế hiện nay.

Chứng từ đợc lập cần đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo đúng thời gian và địa điểm phát sinh các nghiêp vụ kinh tế. Số lợng chứng từ ít nhng đảm bảo phản ánh đợc thông tin một cách đầy đủ nhất.

Tổ chức chỉ đạo hớng dẫn thực hiện chế độ ghi chép ban đầu cho từng bộ phận trong đơn vị giúp họ có thể ghi chép chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Mục đích của việc hoàn thiện là đảm bảo cho các chỉ tiêu ghi trên chứng từ đợc rõ ràng, chính xác. Nh vậy chứng từ sau khi đợc hoàn thiện phải thỏa mãn yêu cầu tính nguyên tắc biểu hiện hài hòa giữa hai mặt:

Gọn, dễ lu chuyển, dễ sử dụng cho máy tính.

Rõ ràng: tức diễn đạt rõ ràng, chuẩn xác nội dung nghiệp vụ kinh tế và xác định chính xác các bên tham gia chịu trách nhiệm liên đới. Sau khi hình thành chứng từ ban đầu kế toán cần xác định rõ trách nhiệm của những ngời lập chứng từ, trách nhiệm thu nhận, kiểm tra chứng từ, thời hạn lập.

Hoàn thiện quá trình luân chuyển chứng từ

Chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gây ra sự biến động tài sản ở thời gian và địa điểm khác nhau, nó là vật mang thông tin. Do đó để phục vụ công tác kế toán và cung cấp thông tin phục vụ quản lý chứng từ sau khi lập phải đợc tập trung về bộ phận kế toán để xử lý, luân chuyển một cách khoa học.

Luân chuyển chứng từ là quá trình chuyển giao, sử dụng chứng từ, từ khi lập đến khi đa vào lu trữ bảo quản. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng loại nghiệp vụ mà chứng từ kế toán đợc giao cho các bộ phân có liên quan. Quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, tránh trùng lắp, chồng cheo. Do đó hoàn thiện luân chuyển chứng từ là việc xác định đờng vận động của chứng từ sao cho giảm tới mức thấp nhất việc ghi chép sổ kế toán mà l- ợng thông tin vẫn đầy đủ, đảm bảo cho quản lý, tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.

Tùy từng doanh nghiệp cụ thể với quy mô và chức năng nhiệm vụ khác nhau mà đờng vận động cụ thể của chứng từ cũng khác nhau. Đặc biệt với hoạt động xuất khẩu hàng hóa số lợng chứng từ nhiều, lập ở các thời gian và địa điểm khác nhau, ngôn ngữ sử dụng khác nhau. Do vậy yêu cầu đặt ra là phải quản lý chặt chẽ về số lợng, tính hợp pháp của chứng từ vì nó không chỉ là cơ sở để ghi chép sổ sách kế toán mà còn là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ thanh toán với nhà n- ớc, với các đối tác của doanh nghiệp.

b. Hoàn thiện việc vân dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hanh cho phù hợp với doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thờng xuyên biến động do tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đợc thông tin và kiểm tra đợc nhờ chứng từ kế toán. Tuy nhiên do đặc điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau do đó thông tin thu thập đợc rất phân tán, không có hệ thống. Mà yêu cầu quản lý lại rất cần những thông tin tổng hợp về từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn, từng quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thờng phản ánh

quan hệ giữa các mặt, các tài sản, nguồn vốn mà chứng từ kế toán chỉ sao chụp nguyên vẹn nghiệp vụ kinh tế.Tự nó không phản ánh đợc các mối quan hệ giữa các đối tợng kế toán khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chính vì vậy mà BTC đã ban hành một hệ thống tài khoản yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng dựa trên tài khoản đó cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình.

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện nay đợc ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/0995 của Bộ trởng BTC bổ sung thêm một số tài khoản theo thông t số 10/TT/CĐKT để sử dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hệ thống tài khoản này bao gồm 74 tài khoản kế toán trong bảng đợc chia thành 9 loại đợc đánh số hiệu từ 111 đến 911 và 9 tài khoản kế toán ngoài bảng đợc đánh số từ 001 đến 009. Tài khoản cấp I và tài khoản cấp II do BTC hoặc ngành chủ quản ban hành. Các doanh nghiệp căn cứ vào yêu cầu quản lý để mở các tài khoản cấp III và cấp IV nhằm phản ánh chi tiết các chỉ… tiêu cần quản lý phục vụ cho việc cung cấp thông tin.

Đơn vị phải căn cứ vào nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và hệ thống tài khoản thống nhất của ngành để xác định danh mục tài khoản kế toán tổng hợp, các tài khoản cấp II cần sử dụng để phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra cần xác định các tài khoản kế toán chi tiết phải mở nhằm phục vụ yêu cầu quản lý.

c Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán.

Sổ kế toán đợc sử dụng để tập hợp xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hệ thống hóa tình hình và sự vận động của đối tợng kế toán. Thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các chứng từ kế toán đợc phân loại, tập hợp trên các sổ kế toán theo những tiêu thức nhất định. Cuối kỳ số liệu trên các sổ kế toán đợc tổng hợp theo những chỉ tiêu kinh tế cần thiết để phản ánh trên các báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán là hệ thống tổ chức sổ kế toán bao gồm số lợng sổ, kết cấu các loại sổ, mẫu sổ và mối quan hệ giữa các loại sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu kế toán từ các chứng từ gốc nhằm cung cấp các chỉ tiêu cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính theo một trình tự và phơng pháp nhất định. Hiện nay việc thực hiện chế độ sổ kế toán vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nh

công tác ghi sổ còn rờm rà, phức tạp, ghi trùng lặp nhiều, mở và ghi sổ kế toán không đúng với nguyên tắc và phơng pháp kế toán dẫn đến số liệu kế toán nhiều khi không đầy đủ, chính xác và trung thực. Do vậy cần thiết phải không ngừng hoàn thiện công tác ghi sổ kế toán. Tổ chức hợp lý hệ thống sổ kế toán là công việc quan trọng và cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phơng pháp hoàn thiện hệ thống sổ kế toán:

Phải xây dựng và áp dụng một hệ thống sổ đơn giản, gọn nhẹ, tiện lợi cho công việc ghi chép, giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán nhng vẫn đảm bảo cung cấp đủ thông tin, chính xác về tất cả các mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý.

Phải căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị cũng nh yêu cầu theo dõi chi tiết của từng tài khoản mà mở thêm các sổ chi tiết theo dõi cho chặt chẽ.

Ghi chép sổ phải kịp thời toàn bộ các chứng từ phát sinh trong ngày theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán nhằm đảm bảo cho chất lợng các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

Hiện nay các doanh nghiệp đều sử dụng một trong năm hình thức sau: Hình thức Nhật ký sổ cái

Hình thức Chứng từ ghi sổ Hình thức Nhật ký chứng từ Hình thức Nhật ký chung. Hình thức Kế toán máy

d Lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán hợp lý để xây dựng mô hình bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thờng áp dụng 1 trong 3 hình thức:

Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán xuất khẩu rau quả - nông sản tại Tổng Công ty Rau quả - nông sản VN.DOC (Trang 69 - 74)