Một số nhận xét và kiến nghị về tổ chức hạch toán tại Công ty Giầy Thăng Long

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tỏ chức hạch toán kế toán tại công ty giầy Thăng Long.DOC (Trang 52 - 56)

tại Công ty Giầy Thăng Long

3.1. Nhận xét chung về bộ máy kế toán

Công ty Giầy Thăng Long là 1 doanh nghiệp nhà nớc có qui mô lớn với hoạt động sản xuất chia thành nhiều công đoạn thêm vào đó hoạt động tiêu thụ chủ yếu gắn với thị trờng ngoài nớc nên việc hạch toán rất phức tạp đòi hỏi đội ngũ kế toán trung thực, có trình độ cao.

Nhìn chung, bộ máy kế toán của Công ty đợc tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có nền nếp . Việc phân công lao động kế toán hợp lý, tiết kiệm nhng vẫn đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán. Việc hạch toán đúng chế độ và khoa học, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho yêu cầu quản lý cũng nh quản trị của Công ty.

Tuy nhiên việc hạch toán bằng kế toán thủ công làm cho công tác kế toán trở lên phức tạp, trùng lắp và chồng chéo. Công ty nên sử dụng kế toán máy để giảm nhẹ công tác kế toán đảm bảo độ chính xác của thông tin, dễ kiểm tra đối chiếu và cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý.

3.2. ý kiến về hạch toán ngoại tệ là TGNH

Hiện nay tại Công ty, các nghiệp vụ sử dụng ngoại tệ dới dạng tiền gửi xảy ra ở nhiều nơi và với qui mô lớn. Kế toán ngân hàng đã hạch toán chi tiết theo từng loại, từng ngân hàng giao dịch. Và để cho công tác hạch toán kế toán bớt phức tạp kế toán chỉ điều chỉnh chênh lệch tỷ giá một lần vào cuối tháng. Việc làm này có u điểm làm giảm bớt sự rắc rối khi tính toán và điều chỉnh các chênh lệch tỷ giá trong kỳ nhng cũng chính vì thế nó đã không phản ánh đợc các chênh lệch xảy ra trong từng nghiệp vụ trong khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục.

3.3. ý kiến về việc phân bổ Khấu hao TSCĐ

Tại Công ty mức khấu hao hàng năm đợc coi là cố định và đợc phân bổ theo doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên 1 năm của doanh nghiệp lại tăng hoặc giảm nhiều so với doanh thu kế hoạch, điều này làm cho tổng mức khấu hao tăng hoặc giảm theo. Muốn tránh sự chênh lệch này Công ty phải điều chỉnh chênh lệch khấu hao trong tháng 12 làm cho chi phí sản xuất chung trong tháng 12 thay đổi rất nhiều, không phản ánh đúng thực chất của khấu hao tháng 12.

Mặt khác,chi phí khấu hao không đợc phân bổ cho từng đơn đặt hàng điều đó làm cho việc tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng không đợc chính xác. Vì vậy kế toán nên lập bảng phân bổ khấu hao cho từng đơn đặt hàng.

3.4. ý kiến về hạch toán nguyên vật liệu

Hiện nay việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tơng đối chặt chẽ. Khi xuất kho luôn luôn phải có lệnh sản xuất, lệnh cấp phát vật t do đó việc xuất vật liệu cho sản xuất thờng không xảy ra hiện tợng thừa.

Mặc dù Công ty xác định đối tợng hạch toán chi phí là từng đơn đặt hàng, nhng việc hạch toán và phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần đợc theo dõi chi tiết trên các tiểu khoản 1521, 1522.

Trong việc tính giá thực tế nguyên vật liệu kế toán nên lập bảng tính giá nhằm hạch toán chính xác và phục vụ yêu cầu quản lý hiệu quả hơn.

Bảng tính giá Tên vật liệu Ngày tháng Nội dung Đơngiá đơn vị bình quân Nhập Xuất Tồn Cộng

3.5. ý kiến về việc hạch toán tiền lơng và các khoản trích theo lơng

Công ty áp dụng hình thức trả lơng theo sản phẩm hoàn thành đã gộp phần khuyến khích tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh. Tiền lơng của công nhân đợc tính dựa trên số lợng sản phẩm hoàn thành, loại giầy, dựa vào độ đơn giản hay phức tạp của việc sản xuất. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng đơn đặt hàng là hoàn toàn thống nhất với việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, Công ty nên vừa theo dõi theo từng đơn đặt hàng vừa theo dõi theo từng bộ phận sản xuất sẽ giúp cho việc quản lý nhân công trực tiếp đạt hiệu quả cao hơn.

3.6. ý kiến về việc xác định đối tợng tập hợp chi phí

Trong quá trình sản xuất kế toán chỉ tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng mà không theo dõi tổng chi phí trong từng tháng. kế toán theo dõi chi phí trên toàn Công ty mà không tập hợp chi phí tại từng phân xởng.

Tuy nhiên để giúp cho công tác quản lý đạt kết quả cao, Công ty nên tập hợp chi phí cho từng xí nghiệp, và theo dõi theo từng đơn đặt hàng trong từng tháng.

Bên cạnh bảng kê số 4 kế toán nên tập hợp lên NKCT số 7 nhằm xác định tất cả các khoản chi phí trong 1 tháng.

Việc làm này tạo ra sự đối chiếu giữa 2 phơng pháp tập hợp chi phí đó là tập hợp theo thời gian và tập hợp theo đơn đặt hàng.

3.7. ý kiến về các khoản trích trớc tiền lơng nghỉ phép cho công nhẫn và trích trớc chi phí sửa chữa TSCĐ và trích trớc chi phí sửa chữa TSCĐ

Chi phí trích trớc hay chi phí phải trả là những khoản chi phí thực tế cha phát sinh, nhng đợc tính trớc vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ cho các đối tợng chịu chi phí để đảm bảo chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh.

Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của Công ty mà do tính chất của chi phí hay do yêu cầu quản lý nên chi phí này đợc tính vào chi phí kinh doanh cho các đối tợng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm khỏi tăng lớn khi những khoản chi phí này phát sinh.

Tại Công ty, chi phí này cha đợc trích trớc. Thuộc chi phí phải trả trong Công ty Giầy Thăng Long là tiền lơng nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch, vay lãi cha đến hạn trả... Trong đó nổi bật là chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch và tiền lơng nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

Để không làm ảnh hởng tới quá trình sản xuất và giá thành sản phẩm, trong một thời kỳ bởi những chi phí liên quan tới các kỳ sau, Công ty nên:

- Thực hiện trích trớc chi phí sửa chữa TSCĐ. Việc làm này đảm bảo cho TSCĐ diễn ra liên tục, đặc biệt là việc trích trớc chi phí sửa chữa TSCĐ làm cho chi phí sản xuất không bị tăng đột biến khi có phát sinh sửa chữa. Theo kế hoạch Công ty thực hiện trích trớc chi phí sửa chữa TSCĐ và phản ánh vào TK 335 " Chi phí phải trả ". Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán phản ánh vào bên Nợ TK 335, hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ cho các đối tợng chịu chi phí. Chi phí này sẽ đợc phản ánh ở Bảng kê số 6, làm căn cứ để ghi bảng kê số 4 và NKCT số 7.

Kết luận

Trong thời gian kiến tập tại Công ty Giầy Thăng Long em đã đợc tạo điều kiện nhằm bổ sung các kiến thức về thực tế và nắm vững hơn lý thuyết về kế toán - tài chính. Đợt thực tập này đã giúp chúng em thấy rõ những hoảng cách giữa vấn đề lý thuyết và thực tế qua đó xác định đợc vai trò của lý thuyết trong thực tế.

Dới góc nhìn hạn hẹp, bản báo cáo thực tập tổng hợp của em đã đa ra những ghi nhận về việc tổ chức quản lý và đặc biệt là việc tổ chức hạch toán kế toán trong Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có đợc bản báo cáo này, em đã nhận đợc sự giúp đỡ nhiệt tình của Chú Nguyễn Văn Hải - trởng phòng tài vụ cùng toàn thể anh chị em trong phòng và sự hớng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Lợi.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy và của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán Công ty giầy Thăng Long để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình./.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tỏ chức hạch toán kế toán tại công ty giầy Thăng Long.DOC (Trang 52 - 56)