Phương pháp chiết

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt tiêu đen (piper nigrum l.) ở huyện đăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 26 - 27)

6. Bố cục của khóa luận

2.4.1.Phương pháp chiết

Phương pháp chiết là phương pháp tách một hay một số chất ra khỏi nguyên liệu dựa vào đặc tính của chất cần chiết và dung môi, là sự phân bố giữa hai pha không trộn lẫn vào nhau: một pha lỏng và một pha rắn tạo cân bằng lỏng- rắn. Dung môi phân cực sẽ tách được chất phân cực còn dung môi không phân cực sẽ tách chất không phân cực.

Khi nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau, lúc đầu dung môi thấm vào nguyên liệu, sau đó hòa tan những chất tan có trong tế bào nguyên liệu rồi được khuếch tán ra ngoài tế bào. Trong chiết xuất sẽ xảy ra một số quá trình như khuếch

tán, thẩm thấu, thẩm tích, hòa tan, ... và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ chiết, thời gian chiết, tỉ lệ rắn-lỏng, độ mịn của nguyên liệu, ...

Có nhiều phương pháp chiết xuất nguyên liệu, có thể kể đến là phương pháp ngâm dầm, phương pháp ngấm kiệt, phương pháp đun hoàn lưu, phương pháp chiết soxhlet, ... Trong đó phương pháp chiết soxhlet là tối ưu hơn cả khi dùng ở điều kiện phòng thí nghiệm vì chiết kiệt được hoạt chất, tiết kiệm dung môi do chiết nóng hồi lưu.

Phương pháp chiết soxhlet: là một quá trình chiết liên tục, được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách tự động nhằm chiết kiệt được hoạt chất. Bộ dụng cụ soxhlet bao gồm một bình cầu, một thiết bị chiết và một ống sinh hàn hồi lưu. Dung môi ở trong bình cầu được làm bốc hơi từng phần, rồi ngưng tụ nhỏ vào nguyên liệu chiết đựng trong một cái túi bằng giấy lọc và sau đó chảy lại vào bình cầu. Trong quá trình đó, cấu tử cần tách được làm giàu thêm trong dung môi. Đặc biệt, dụng cụ chiết soxhlet có một ống xi-phông đặt ở bên cạnh, chỉ để dung dịch chiết chảy vào bình khi nào mức chất lỏng trong ống chiết đạt được khuỷu trên của ống xi-phông. (Hình 2.4)

Hình 2.4. Bộ dụng cụ Soxhlet

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong hạt tiêu đen (piper nigrum l.) ở huyện đăk đoa, tỉnh gia lai (Trang 26 - 27)