dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất ở đơn vị như sau:
4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình tại Công ty CPXD Duyên Hải Vinashin. Công ty CPXD Duyên Hải Vinashin.
* Công tác luân chuyển chứng từ:
Việc đánh số không liên tục chứng từ sẽ gây khó khăn cho công tác truy tìm dữ liệu từ số liệu chi tiết đến chứng từ gốc. Do đó kế toán cần sắp xếp và lưu giữ liệu chứng từ, sổ kế toán sao cho đạt mục đích dễ tìm, dễ lấy không chỉ phục vụ cho quản trị nội bộ mà còn phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát của đơn vị cấp trên và cơ quan chức năng.
* Công ty nên áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm kết hợp với tính theo thời gian để đảm bảo hơn nữa cho chất lượng công trình.
* Việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty. Bởi địa bàn hoạt động của Công ty rộng, số lượng các công trình lớn lại nằm rải rác, phân tán nên việc tập hợp chứng từ gốc thường chậm dẫn đến việc phản ánh chi phí phát sinh không kịp thời .
Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán. Như vậy, một mặt vừa nâng cao năng lực quản lý lại vừa chủ động được về mặt tài chính của các đơn vị thi công . Hiệu quả công việc sẽ tốt hơn bởi trách nhiệm quy định rõ ràng hơn.
* Về việc tin học hóa công tác kế toán
Hiện nay, Công ty đã ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã giúp cho Công ty rất nhiều trong việc xử lý, lưu trữ các thông tin kế toán. Thông tin kế toán được cập nhật hàng ngày, xử lý chính xác và nhanh chóng làm giảm đi rất nhiều khối lượng kế toán. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả máy vi tính trong công tác kế toán, Công ty cần đầu tư mua sắm những phần mềm kế toán mới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
* Đối với việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của công trình xây lắp. Vì thế việc tiết kiệm vật tư luôn được coi trọng hàng đầu. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là cắt xén vật tư. Vấn đề tiết kiệm luôn được quán triệt với nguyên tắc chất lượng công trình phải được đảm bảo cả về thẩm mỹ và giá trị. Để thực hiện được mục tiêu này Công ty nên :
- Mở rộng mạng lưới nhà cung cấp
- Công ty phải thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị truờng hơn nữa nhằm lựa chọn các nhà cung cấp mới gần các công trình thi công, giá vật liệu thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng, thực hiện được quá trình cung cấp một cách thường xuyên, đảm bảo không những cung cấp đủ mà còn kịp thời không làm gián đoạn quá trình thi công .
- Công ty nên trực tiếp liên hệ và tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Sau đó xét theo yêu cầu thực tế của từng công trình về việc sử dụng nguyên vật liệu, từ đó tiến hành mua rồi chuyển thẳng tới chân công trình hoặc xuất kho (nếu có).
- Công ty lập phiếu xuất kho theo hạn mức nhằm kiểm tra số vật liệu theo hạng mức công trình mà ban kế hoạch đã lập để hạn chế hao hụt, mất mát, phát hiện cũng như việc theo dõi trên chứng từ được dễ dàng. Từ đó quy định trách nhiệm vật chất cho các đối tượng. Bảng 30 Phiếu xuất kho theo hạn mức
* Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
+ Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép: Để phản ánh chi phí thực tế phát sinh công ty nên:
- Hàng tháng Công ty cần phải trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất - Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép , kế toán phản ánh số tiền lương phải trả của CN nghỉ phép.
Trong trường hợp nếu chi phí này lớn hơn chi phí kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chi phí chênh lệch còn khi trích thừa, kế toán ghi giảm số chi phí chênh lệch.
+ Về phương pháp trả lương: Để khắc phục tình trạng như đã nêu Công ty phải theo dõi và xác định khối lượng hoàn thành đội thực hiện trong từng kỳ. Công ty nên lập bảng thanh toán nhân công công trình giao khoán theo mẫu Bảng 31 Bảng thanh toán nhân
công công trình giao khoán
Qua bảng thanh toán nhân công công trình giao khoán. Công ty có thể dễ dàng theo dõi khối lượng nhân công thực hiện theo hợp đồng giao khoán, lũy kế thanh toán kỳ trước, thanh toán đợt này. Việc theo dõi một cách cụ thể như trên sẽ đảm bảo cho Công ty quản lý tốt hơn nhân công. Nó cũng giúp các đội thuận tiện trong việc theo dõi chi phí
nhân công phát sinh trong từng kỳ và có kế hoạch quản lý, phương pháp hạch toán hợp lý hơn.
Thêm vào đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi tình hình tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực của Công ty. Công ty nên lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn Công ty (theo mẫu Bảng 32 Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ). Qua bảng phân bổ đó ta có thể dễ dàng thấy và so sánh được
tỷ trọng chi phí nhân công của từng đối tượng sử dụng với nhau. Qua việc so sánh tỷ trọng trên nếu thấy việc tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực chưa hợp lý để Công ty có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời.
* Đối với công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Để tính chính xác chi phí khấu hao máy thi công, Công ty nên giao cho các đội theo dõi tình hình hoạt động của máy thi công sau đó dựa vào thời gian sử dụng máy tính ra số ca máy sử dụng. Công ty tiến hành trích và phân bổ khấu hao cho từng công trình. Phiếu đó có thể lập theo mẫu Bảng 33 Phiếu theo dõi hoạt động máy thi công
Đồng thời, để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình trích khấu hao tài sản cố định cho mỗi công trình. Công ty nên lập bảng chi tiết khấu hao tài sản cố định cho từng công trình theo mẫu Bảng 34 Bảng chi tiết khấu hao tài sản cố định.
Mặt khác máy thi công là thiết bị có thời gian khấu hao ngắn phải bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, trong khi đó Công ty lại không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh mà trong tháng công trình nào sử dụng tài sản cố định có phát sinh chi phí sửa chữa lớn thì được tính vào giá thành công trình đó. Đây là điều không hợp lý vì chi phí bỏ ra có tác dụng bảo dưỡng, sửa chữa máy trong nhiều kỳ nhưng chi phí chỉ được tính trong một kỳ. Do đó làm cho giá thành công trình không chính xác với thực tế. Vì vậy, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh cho tất cả các đối tượng chịu chi phí.
Để tính và trích trước chi phi sữa chữa lớn tài sản cố định thì cuối mỗi năm Công ty cần xem xét tình hình, khả năng hoạt động của tài sản cố định hiện có, từ đó lập kế hoạch sửa chữa lớn tài khoản cố định vào cuối năm. Dựa vào đó, kế toán tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo tháng hoặc quý rồi phân bổ đều cho các công trình.
+ Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí bao gồm nhiều khoản mục nhỏ, có liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng. Để giúp cho việc theo dõi máy thi công được thuận tiện, Công ty nên lập sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công theo mẫu Bảng 35 Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
* Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng không tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình thì kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức chi phí NVL trực tiếp. Tiêu thức phân bổ này không phải phù hợp với tất cả các công trình. Công ty nên xây dựng quy chế phân bổ chi phí gián tiếp phù hợp với mỗi công trình, hạng mục công trình riêng. Đối với các công trình có tính chất gia công thì phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Còn các công trình, hạng mục công trình xây lắp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn thì phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kết luận
Trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để khẳng định chỗ đứng của mình, thực hiện mục tiêu tăng truởng và nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Một lượng đầu vào nhất định làm thế nào để có đầu ra tối đa với chất
lượng cao chính là hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng luôn coi trọng công tác hạch toán chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác không những góp phần làm tăng tốc độ phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên mà còn tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Xuất phát từ nhận thức đó em đã chọn đề tài:
“Kế toán chi phí sản xuất công trình phân xưởng phun sơn tổng đoạn tại công ty cổ phần xây dựng Duyên Hải VINASHIN” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Do trình độ lý luận cũng như thực tế bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa kế toán- kiểm toán
Trường Đại học Thương Mại đã truyền đạt những kiến thức nghiệp vụ cho em trong suốt quá trình học tập, cô giáo- Tiến sỹ. Đặng Thị Hoà đã tận tình hướng dẫn em hoàn thiện luận văn này. Đồng thời em cũng cảm ơn các cô chú và các anh chị đang công tác tại Công ty Cổ phần xây dựng Duyên Hải Vinashin đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 04 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Tươi
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kế toán xây dựng cơ bản - NXB thống kê 2004 (TS. Minh Thành) – ĐH Thương Mại.
2. Sách “Kế toán sản xuất” của trường ĐH Thương Mại do TS. Đặng Thị Hoà- chủ biên - NXB Thống kê - xuất bản năm 2003.
3. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Bộ tài chính – NXB Tài chính – Năm 2006. 4. Hệ thống các tài khoản kế toán Việt Nam - Bộ tài chính – NXB Tài chính – Năm 2006.
5. Tạp chí Tài chính- Kế toán. 6. Luận văn các khoá trên.
7.Các tài liệu khác của Công ty cổ phần xây dựng Duyên Hải Vinashin.