Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái.docx (Trang 32 - 34)

1. Khái quát chung về công ty Cấp nước Yên Bái.

1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cấp nước Yên Bái.

1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.

Công ty cấp nước Yên Bái là đơn vị sản xuất kinh doanh có quy không lớn, xuất phát từ yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. Đồng thời để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động tập trung. Do đó công ty cấp nước Yên Bái đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức tổ chức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, ngoài ra còn bố trí các nhân viên kinh tế tại các phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ, số liệu về phòng kế toán tập trung của công ty.

* Sơ đồ bộ máy kế toán.

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt, công nợ

Kế toán ngân hàng, tiền lương Kế toán vật tư, tài sản cố định

Thủ quỹ, thủ kho

Kế toán trưởng: Là người thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng giám sát

tài chính, các họat động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tài chính trước Giám đốc.

Là người phụ trách điều hành chung mọi công tác, mọi họat động kế toán của công ty. Là người giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiệ các hoạt động liên quan đến tài chín, công tác kế toán của đơn vị, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, phân tích số liệu, hướng dẫn, đôn đốc các nhân viên kế toán trong phòng.

Kế toán trưởng là người trực tiếp ký vào báo cao các thông tin kế toán cho Giám đốc và cơ quan chủ quản, là người chịu trách nhiệm trước tất cả các phần hành kế toán của công ty, là một kế toán tổng hợp.

Kế toán tiền mặt, công nợ: Là người có nhiệm vụ hàng ngày lập phiếu thu,

chi tiền mặt, phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt, thường xuyên đối chiếu tồn quỹ tiền mặt thực tế với sổ sách phát hiện thừa, thiếu và xử lý kịp thời trong việc quản lý và sử dụng quỹ tiền mặt.

Cuối tháng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ lên bảng kê phân loại và vào sổ sách kế toán. Đồng thời theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả khác.

Kế toán ngân hàng, tiền lương: Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với

ngân hàng căn cứ vào giấy báo nợ, báo có, các bảng kê của ngân hàng theo dõi phản ánh vào sổ sách kế toán.

Theo dõi tình hình sử dụng lao động và qũy tiền lương của đơn vị, hàng tháng phải tiến hành tính toán tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong công ty và các khoản trích theo luơng theo đúng tỷ lệ quy định chung như : BHXH, BHYT, KPCĐ. Cuối tháng, cuối quý tiến hành tổng hợp phân bổ lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn công ty.

Kế toán vật tư và theo dõi tài sản cố định: hàng ngày viết phiếu nhập, xuất

vật tư, tính toán giá trị xuất, nhập vật tư, lập đầy đủ các chứng từ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Tính toán và phân bổ chi phí vật tư vào chi phí sản xuất.

Hàng tháng hoặc quý tiến hành trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của đơn vị theo quy định.

Thủ kho, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt, xuất nhập kho khi có

đủ chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ.Hàng ngày vào sổ quỹ, thẻ kho, báo cáo kho quỹ. Định kỳ khoá sổ đối chiếu số tiền thực tế tại quỹ với kế toán tiền mặt, cân đối, đối chiếu kho vật tư để phát hiện thừa, thiếu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cấp nước Yên Bái.docx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w