Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vận đơn và hợp đồng tàu chuyến (Trang 44 - 46)

3. General Average :

3.1.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xảy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người nói cách khác con người không lường trước và kiểm soát được. Trên thực tế rất nhiều tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu giữa người thuê và người cho thuê là do nguyên nhân khách quan, đó là thiên tai, tai nạn bất ngờ, các hiện tượng chính trị xã hội hoặc các trường hợp bất khả kháng.

Ví dụ:

+ Tàu không đến được cảng xếp hàng theo đúng thời gian quy định của hợp đồng do trên đường hành trình đến cảng tàu gặp bão phải ghé vào cảng lánh nạn. + Tàu đã đến cảng làm hàng, thông báo sẵn sàng nhận hàng để xếp của tàu đã trao và được người gửi hàng chấp nhận nhưng người gửi hàng không tiến hành việc xếp dỡ

được do nguyên nhân thời tiết xấu.

+ Tàu đang hành trình bị va phải đá ngầm dẫn tới tàu hỏng, hàng hỏng; hoặc tàu bị mắc

cạn do sóng to gió lớn.

+ Hàng hóa không thể giao cho tàu được do lệnh cấm của chính phủ đối với hàng hóa đó.

Tất cả các tranh chấp phát sinh từ những vụ việc trên đây đều xuất phát từ những nguyên nhân có tính khách quan và thường được quy định trong nội dung của hợp đồng thuê tàu chuyến trong điều khoản trách nhiệm và miễn trách.

Như vậy muốn thoát trách nhiệm thì các bên phải có nghĩa vụ chứng minh nguyên nhân khách quan của những vụ việc và sự tích cực của mình trong việc tìm biện pháp

ngăn ngừa và hạn chế song không thể khắc phục được hậu quả của sự việc. Trong các nguyên nhân khách quan thì các trường hợp bất khả kháng thường phức tạp hơn cả. Bất khả kháng là các trường hợp bất ngờ xảy ra, con người cũng không

lường trước được, không khắc phục được.

Thuật ngữ bất khả kháng bao gồm ý nghĩ khá rộng, ví dụ như: Không xin được giấy phếp xuất khẩu, hàng hóa không được thực hiện nhập được do lệnh của chính quyền, chiến tranh, đình công nổi loạn hay lệnh của tòa án bắt giữ… Và một khi được công nhận là bất khả kháng thì các bên liên quan có quyền hủy hợp đồng. Khi hợp đồng bị hủy thì thiệt hại đến với bên nào thì bên ấy tự giải quyết.

Mong muốn kết luận một trường hợp nào đó bất khả kháng hay không phải là bất khả kháng phải căn cứ vào tình hình cụ thể của các sự việc diễn ra. Trên thực tế cũng có những trường hợp trong hoàn cảnh này thì được coi là bất khả kháng nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh khác lại không được coi là trường hợp bất khả kháng. Ví dụ: Cùng một trường hợp máy tàu bị hỏng trên đường hành trình song có thể có hai

trường hợp xảy ra:

+ Trước lúc hành trình, khởi động máy, máy chạy an toàn nhưng dọc đường gặp một sự cố bất ngờ nào đó dẫn tới hỏng máy. Trường hợp này có thể coi là trường hợp bất khả kháng.

+ Trước lúc hành trình khi khởi động máy người ta đã nhận thấy có tiếng kêu khác lạ song lại không kiểm tra vẫn cho tàu hành trình dẫn đến máy bị hỏng dọc đường. Trường hợp này lại không thể coi là trường hợp bất khả kháng được. Như vậy, khi có tranh chấp mà nguyên nhân trực tiếp là do bất khả kháng gây ra, các bên phải thu thập đầy đủ các chứng cớ để chứng minh rằng sự việc xảy ra quá bất ngờ khiến mình không lường trước được và dù đã cố gắng tìm mọi biện pháp cũng không khắc phục được hậu quả. Tuy nhiên cũng đề phòng trường hợp các bên có thể lợi dụng vấn đề bất khả kháng để cố tính trốn tránh nghĩa cụ của mình trong việc thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vận đơn và hợp đồng tàu chuyến (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w