Tranh chấp về chủ thể của hợp đồng tàu chuyến:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vận đơn và hợp đồng tàu chuyến (Trang 55 - 60)

3. General Average :

3.2.3 Tranh chấp về chủ thể của hợp đồng tàu chuyến:

Chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến gồm người chuyên chở và người thuê chuyên chở.Thuật ngữ “Người chuyên chở – Carrier” trong luật hàng hải của các nước cũng không giống nhau về định nghĩa hay có thể nói là chưa có sự phân định rõ ràng. Theo công ước Brussels 1924, điều 1 mục a nêu: “người chuyên chở (carrier) có thể là chủ tàu (ship-owner) hay là người thuê tàu định hạn (charterer), họ là một bên ký hợp

đồng vận tải với chủ hàng (shipper).

Khi đọc khái niệm trên đây tưởng dễ hiểu song trên thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng chúng ta lại gặp những khó khăn. Vấn đề này cũng có nhiều tranh chấp xảy ra. Một ví dụ điển hình là vụ tranh chấp xảy ra ở cảng Gdanrk – Ba Lan:

Tàu chở hàng từ Ba Lan theo điều kiện của hợp đồng thuê tàu chuyến “Nuvoy”. Khi dỡ hàng, một số hàng bị mất. Công ty bảo hiểm sau khi bồi thường thiệt hại cho người nhận hàng đã gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng khiếu nại kiện tụng( kiện ai) trước tòa án. Điều 2 của hợp đồng quy định người ký hợp đồng là chủ tàu – công ty WB ( công ty môi giới C là đại diện). Sau một thời gian dài điều tra, công ty bảo hiểm Balan đã tìm thấy trong “LLoyd’s Register of Ships” người chủ tàu chính thức của tàu nói trên là ông A.L.H và đã kiện ông này ra tòa. A.L.H rất ngạc nhiên, ông ta đúng là chủ tàu nhưng không khái thác nó. Tòa án Balan đã đi đến kết luận: chủ tàu - ông A.L.H không chịu trách nhiệm về việc mất hàng hóa, yêu cầu bên nguyên kiện người chuyên chở. Đã hơn một năm kể từ ngày dỡ hàng, thời hiệu tố tụng đã hết và

khiếu nại không được xét xử nữa.

Quyết định này của tòa án là rất đúng, lẽ ra công ty Bảo hiểm phải kiện đúng người

đứng tên ký hợp đồng thuê tàu.

Về phía người thuê, vì nhiều mẫu hợp đồng của các hãng tàu không quy định rõ người chủ thực tế của tàu mà chỉ nêu tên người đại diện nên người thuê cần yêu cầu ghi rõ chủ

thực tế cũng như người đại diện.

Ngoài ra, còn một số vấn đề khác là các chủ thể của hợp đồng có thể tự mình hay thông qua đại lý hoặc người môi giới ký hợp đồng. Chính vì vậy, khi có sự cố xảy ra, các bên thường quy trách nhiệm cho nhau. Trong trường hợp nếu trong hợp đồng thuê tàu chuyến quy định không rõ ràng thì việc xác định tư cách của người ký hợp đồng là vấn đề không đơn giản.

Có nhiều trường hợp khi xảy ra tổn thất đối với hàng hóa do lỗi của tàu, chủ tàu và đại lý đổ trách nhiệm cho nhau làm vụ việc kéo dài và phức tạp. Vậy đại lý hoạt động với tư cách gì và có trách nhiệm như thế nào ?

Đại lý là người được ông chủ (principal) ủy thác thay mặt mình giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của con tàu trong thời gian ở nước sở tại. Đại lý hoạt động thay cho chủ tàu và vì chủ tàu, nghĩa là nếu đại lý không vượt quá quyền hạn của mình thì hợp đồng do đại lý ký sẽ ràng buộc chủ tàu. Hợp đồng đại lý ký kết thường theo mẫu trong đó có nêu rõ là: đại lý hoạt động như là một đại diện của tàu. Thực tế có hai cách ghi:chỉ là đại lý (as agent only) và với tư cách đại lý (as agent).

Đã có trường hợp chỉ vì một chữ ký mà đại lý phải chịu trách nhiệm như một chủ tàu. Án lệ này xuất phát từ kháng cáo của bị can Geest Industies đối với một quyết định

thiên lệch của Trọng tài có lợi cho bên nguyên đơn (Seatrade Groningen) trong một vụSeatrade ký hợp đồng thuê tàu chở hàng đông lạnh tàu có tên “ FROSE EXPRESS” . Nguyên nhân dẫn đến sự khiếu kiện là lô hàng chuối tươi ở trên tàu này bị hư hại do lỗi của tàu gây ra. Chủ tàu GEEST khiếu lại là SEATRADE từ chối trách nhiệm và cho rằng “Seatrade chỉ là đại lý, người chịu trách nhiệm chính là chủ tàu”.

Trong mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến, ô số 3 trang 1 có hàng chữ in sẵn “chủ tàu - địa chỉ đăng ký kinh doanh”. Seatrade đánh máy và điền vào ô đó “Seatrade Groningen BV”, Groningen Hollan là đại lý cho chủ tàu và ông Gosden, trưởng phòng, ký bên dưới

ô 3 thay mặt Geest Lines.

Sau hành trình từ Windward Isles đến UK, người ta phát hiện chuối trên chuyến tàu bị hư hại toàn bộ. Nguyên nhân hư hỏng này được giám định kết luận là do độ lạnh trong hầm tàu xếp chuối điều hoà không thích hợp. Tranh chấp đã phát sinh giữa các bên liên quan gồm: chủ hàng, chủ tàu và đại lý. Tranh chấp này không hoà giải được, thêm nữa chủ tàu cũng không đồng ý với kết luận của trọng tài nên vụ tranh chấp đành phải đưa ra xử tại Toà án thương mại ở London.

Tại toà án sơ thẩm, vụ việc được kết luận: chủ tàu khai thác phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng. Nhưng chủ tàu Seatrade biện luận rằng Seatrade ký hợp đồng cho thuê tàu chỉ trên danh nghĩa là đại lý cho chủ tàu mà thôi. Trong khi đó, chủ tàu khai thác là Lawin Maritime Manilla, người thuê định hạn chiếc tàu "Frost Express" từ công ty chủ tàu Geest và cho thuê chở chuối cũng từ chối trách nhiệm. Tại phiên toà Geest tranh biện: "Seatrade bị ràng buộc trách nhiệm bởi chữ ký của Gosden, người của Seatrade, đã cấu thành chứng từ pháp lý. Do đó Seatrade phải chịu trách nhiệm ngay cả khi Seatrade ký vào hợp đồng với danh nghĩa là đại lý cho chủ tàu khai thác vì Seatrade đã ký vào ô trống trên hợp đồng được đánh dấu cho chủ tàu trong

Toà phúc thẩm đã tuyên án: Seatrade phải chiụ trách nhiệm về hành động vượt quyền và mạo nhận mình là chủ tàu, trong khi Seatrade chỉ là người được thuê làm một số chức năng quản lý một số tàu chở hàng đông lạnh thuộc sở hữu của nhiều chủ tàu trong một tổ hợp (POCL). Seatrade không có chức năng điều động, khai thác tàu, do đó chữ ký của người đại diện cho Seatrade thiếu năng cách nên không thể đại diện được pháp nhân mà chỉ nhân danh và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật mà thôi.

Đúng vậy, khi cho thuê tàu, Seatrade không biết được đặc điểm kỹ thuật của tàu mà chỉ dựa vào đặc điểm của tàu chung chung được in sẵn trong điều 27 của mẫu C/P để chào khách hàng. Hơn nữa, Seatrade hoàn toàn không nắm được những điều lệ và quy chếcủa "POOL" mà vẫn cam kết với người thuê tàu như một chủ tàu.

Còn Gosden chỉ được giao nhiệm vụ phụ trách một số khâu nghiệp vụ trong dịch vụ đại lý của Seatrade nhưng Gosden lại ký tên vào ô số 3 chỉ dành cho chữ ký của chủ tàu trên mẫu hợp đồng với danh xưng là chủ tàu, thế nhưng khi có tranh chấp ông lại từ

chối trách nhiệm của mình.

Luật Kinh doanh Anh quốc quy định: "Nếu người đại lý không đủ quyền hoặc vượt quá quyền hạn cho phép của chủ thì người chủ không bị ràng buộc trách nhiệm đối với những hoạt động của đại lý và người thứ ba có thể và được quyền kiện đại lý về những tổn thất thiệt hại do vi pham quyền được uỷ thác và người chủ cũng có thể tìm biện pháp chế tài đại lý buộc đại lý phải bồi thường tổn hại". Theo điều luật này cộng với những chứng cớ đã có được, toà án phán quyết rằng Gosden đã thay mặt Seatrade ký hợp đồng thuê tàu chuyến và do đó Seatrade phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với mọi nghĩa vụ của chủ tàu trong C/P này. Như vậy có thể nói rằng, chỉ vì một chữ ký không đúng chỗ mà đại lý phải chịu trách nhiệm như chủ tàu.

KẾT LUẬN

Việt Nam như con thuyền nhỏ đang vươn ra đại dương lớn đầy sóng gió, cạm bẫy. Trong các thương vụ quốc tế, Việt Nam luôn yếu thế khi chỉ có thể chấp nhận những quy tắc, tập quán, luật pháp quốc tế đã được các nước tư bản xây dựng sẵn. Do đó, việc tìm hiểu kỹ để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn cũng như an toàn nhất các quy định này là một bước rất quan trọng.

Thật vậy, nghiệp vụ thuê tàu chuyến luôn chứa đựng nhiều rủi ro mà đôi khi ta không thể lường hết. Các doanh nghiệp cần xem xét thật cẩn thận các điều khoản thuê tàu, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo hiểm và tích cực hợp tác, giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra để thiệt hại là nhỏ nhất. Trong quá trình nghiên cứu, thật sự nhóm chúng tôi gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với các thuật ngữ chuyên ngành nhưng với tất

cả khả năng có thể , chúng tôi mong rằng đã một phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về các quy định, điều khoản trong hợp đồng thuê tàu chuyến cũng như cách giải quyết khi tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vận đơn và hợp đồng tàu chuyến (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w