3. General Average :
3.1.2 Nguyên nhân chủ quan
Nếu nguyên nhân khách quan là những trường hợp xảy ra bất ngờ, không lường trước được và ngoài sự kiểm soát của con người thì nguyên nhân chủ quan lại là những trường hợp xảy ra do chính bàn tay con người, trong tầm kiểm soát của con người.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu chuyến, ngoài những tranh chấp phát sinh do những nguyên nhân khách quan đã trình bày thì phần lớn những tranh chấp còn lại do những nguyên nhân chủ quan gây nên. Thực tế cho thấy những tranh chấp xuất phát từ nguyên nhân chủ quan thường rất phức tạp khi giải quyết vì ở đó có yếu tố con người. Các nguyên nhân chủ quan cũng rất đa dạng, có thể do người thuê tàu hoặc người chuyên chở chủ động vi phạm hợp đồng. Có thể do cả hai bên đều cố ý vi phạm hoặc có yếu tố lừa đảo. Và cũng có thể do hợp đồng không quy định hay quy định không đầy đủ, không rõ ràng. Hoặc do trình độ nghiêp vụ hay kiến thức pháp lý của người tham gia ký hợp đồng ...các tranh chấp phát sinh từ nguyên nhân chủ quan thể hiện như sau:
a. Do người thuê tàu hoặc người chuyên chở chủ động vi phạm hợp đồng Xét về mặt chủ quan thì sự khác biệt về quyền lợi giữa người thuê tàu và người chuyên chở là nguyên nhân cơ bản để nảy sinh sự tranh chấp giữa hai bên. Những gì có lợi cho bên thuê tàu thì rất có thể bất lợi cho người chuyên chở và ngược lại. Khi ký kết hợp đồng, các bên đều mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất, hàng hoá được vận chuyển an toàn, nhanh chóng, tiền cước được thanh toán đầy đủ, đúng hạn nhưng nhiều khi vì một mục đích riêng nào đó mà các bên sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết và không ngần ngại làm ảnh hưởng đến quyền lợi của phía bên kia. Ví dụ như người chuyên chở không đưa tàu đến cảng nhận hàng, ngưòi thuê chở không giao hàng hay giao hàng sai quy cách, người chuyên chở bảo quản hàng không tốt, bốc hàng không cẩn thận... Trong những trường hợp như thế thì chính các bên ký kết đã chủ động vi phạm hợp đồng gây nên tranh chấp.
b. Do hợp đồng thuê tàu không quy định đầy đủ rõ ràng các điều khoản
Thực tế thương mại hàng hải cho thấy nhiều khi tranh chấp phát sinh do các điều khoản của hợp đồng thuê tàu không được quy định đầy đủ, rõ ràng. Chẳng hạn điều khoản thời gian xếp/dỡ quy định: "Thời gian xếp dỡ là 30 ngày tốt trời không kể ngày lễ và chủ nhật cả khi có làm vào ngày này cũng không tính", nhưng lại không nói rõ ngày làm việc 24 giờ liên tục hay ngày làm việc 8 giờ. Đến khi tiến hành xếp/dỡ hàng, người thuê tàu tính theo ngày làm việc 24 giờ liên tục còn người chuyên chở thì lại tính theo ngày làm việc 8 giờ, vậy là phát sinh tranh chấp.
Một ví dụ khác, điều khoản Trọng tài quy định: "Các tranh chấp phát sinh (nếu có) sẽ được xét xử tại trung tâm trọng tài quốc tế" nhưng lại không nói rõ là trung tâm trọng tài nào và theo luật pháp nước nào. Đến khi tranh chấp xảy ra đòi hỏi giải quyết thì lại nảy sinh xung đột mới về luật điều chỉnh hợp đồng. Nếu theo luật nước người thuê tàu thì người chuyên chở không chịu, còn nếu theo luật nước người chuyên chở thì người thuê tàu cũng không chịu, còn nếu theo luật nước thứ 3 thì cũng không thống
nhất được sẽ chọn luật nước nào...
Chính vì thế trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, các bên phải cố gắng quy định một cách rõ ràng, đầy đủ các điều khoản để tạo thuận lợi cho việc thực hiện và nhằm loại bớt các tranh chấp do hiểu sai, hiểu không hết những quy định của hợp đồng
gây ra.
c. Do hạn chế về trình độ nghiệp vụ và trình độ pháp lý của những người tham gia ký
kết hợp đồng.
Hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ pháp lý của những người tham gia ký kết hợp đồng trước hết ảnh hưởng đến việc tìm hiểu đối tác. Do không
thông thạo về thị trường thuê tàu nên các chủ tàu ngoại thương tin tưởng uỷ thác trách nhiệm này cho đại lý hoặc môi giới và không ít trường hợp đã thuê phải tàu già, tàu không đủ khả năng đi biển hoặc tàu ma dẫn đến mất cả hàng lẫn tiền cước phí chuyên chở.