Thứ ba: Công tác hạch toán tiền lương

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây lắp điện và đầu tư xây dựng Hải Dương.doc (Trang 35 - 37)

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ

3.Thứ ba: Công tác hạch toán tiền lương

Tại Công ty các đơn vị trực thuộc đều có công nhân viên được tiêu chuẩn nghỉ phép nhưng Công ty không trích trước khoản tiền lương này. Tuy chi phí này không lớn nhưng nó cũng làm sai lệch trong việc phân bổ lương. Có trường hợp cả qúy không có tiền nghỉ phép, có trường hợp lại dồn rất nhiều vào một tháng. Vì vậy để khắc phục tình trạng này Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép căn cứ vào số lượng công nhân viên thực tế có tại các bộ phận. Cụ thể: Hàng tháng căn cứ vào số lượng công nhân viên ở từng bộ phận, kế toán tính toán số tiền lương phải trích. Khi trích trước kế toán ghi:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 : Chi phí phải trả

Trong tháng tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi : Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 334: Phải trả công nhân viên Cuối kỳ:

nghiệp

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

- Nếu số trích trước nhỏ hơn số lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335: Chi phí phải trả

4.Thứ tư: Phân bổ chi phí khấu hao máy thi công

Máy thi công là một phần tài sản cố định của doanh nghiệp không tránh khỏi tình trạng bị hao mòn và hư hỏng dần trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy để đảm bảo năng lực hoạt động bình thường của chúng ta cần phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng. Tránh tình trạng chi phí sửa chữa quá lớn trong quá trình thi công công trình ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành công trình Công ty nên có biện pháp phân bổ chi phí khấu hao máy thi công hợp lý.Bộ phận kế tóan đội của Công ty lập lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa chuyển cho bộ phận kế tóan Công ty trình duyệt.

Căn cứ vào quy mô, tính chất công việc sửa chữa cũng như mức độ chi phí sửa chữa và khả năng thực hiện mà doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa theo phương thức tự làm hoặc thuê ngoài .

* Kế toán sửa chữa theo phương thức tự làm.

- Với chi phí sửa chữa thường xuyên vì phát sinh ít nên được phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng tài sản cố định. Nợ TK : 627

Có TK : 152, 111, 112, …

- Với chi phí sửa chữa lớn cần tập hợp vào TK 241, sửa chữa lớn TSCĐ, Kế toán ghi:

Nợ TK : 241

Có TK : 152, 153, 214, 334,…

Khi việc sửa chữa lớn hòan thành,tính giá thành công việc sửa chữa lớn để kết chuyển vào TK 142 ( chi phí trả trước)

nghiệp

Nợ TK : 142, 641, 642 Có TK : 241

Sau đó phân bổ chi phí vào chi phí của các kỳ : Nợ TK : 627, 641,…

Có TK : 142

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện trích trước : Nợ TK : 627, 641, 642

Có TK : 335

Khi công việc hòan thành , kế tóan ghi : Nợ TK : 335

Có TK : 241

Cuối niên độ tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số trích trước và số chi phí thực tế theo quy định hiện hành

Nợ TK : 335

Có TK : 627, 641, 642

+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế, Kế toán ghi ngược lại. * Kế tóan sửa chữa theo phương thức thuê ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào hợp đồng sửa chữa và biên bản giao công việc sửa chữa TSCĐ hòan thành, Kế toán ghi:

Nợ TK : 241 Có TK : 331

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây lắp điện và đầu tư xây dựng Hải Dương.doc (Trang 35 - 37)