Ngày 25 tháng5 năm 2005 Họ tên người nộp tiền : Nguyễn Thị Ma

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội.docx (Trang 46 - 54)

III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI HÀ NỘ

Ngày 25 tháng5 năm 2005 Họ tên người nộp tiền : Nguyễn Thị Ma

Địa chỉ: ... Nội dung nộp tiền:

Loại tiền Số tờ Thành tiền

50.000 20.000 10.000 5.000 2.000 1.000 500 200 100 2 3 1 2 1 3 2 40.000 30.000 5.000 4.000 1.000 1.500 400 Cộng 81.900 Bằng chữ: Tám mươi mốt ngàn chín trăm đồng

Người nộp tiền Người thu tiền

(Ký tên) (Ký tên)

2.1 Quá trình luân chuyển chứng từ tại trung tâm

+Đối với các chứng từ xuất:

Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng , nhân viên bán hàng viết hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn xuất kho .Trên hoá đơn ghi rõ hình thức thanh toán để theo rõi tình hình cộng nợ phải trả. Khách hàng cầm hoá đơn đến kho nhận hàng, thủ kho căn cứ vào hoá đơn này (Nếu là hoá đơn GTGT thì phải viết phiếu xuất kho) giao hàng cho khách. Căn cứ vào phiếu xuất kho lưu,thủ kho mở thẻ kho theo dõi tình hình biến động của hàng hoá trong kho , ghi sổ kho và nộp lên cho kế toán.

Kế toán kho hàng hoá căn cứ vào các chứng từ do thủ kho chuyên lên để lập báo cáo xuất kho hàng hoá, từ đó lên Bảng kê sô8 và phản ánh doanh thu để nộp cho kế toán tổng hợp.

+ Đối với chứng từ bán hàng. Tại cửa hàng , vào cuối buổi bán hàng mỗi ngày nhân viên thu ngân phải nộp tiền cùng với giấy nộp tiền cho thủ quỹ để thủ quỹ ghi sổ.Đồng thời cửa hàng trưởng cũng phải kiểm kê hàng hoá để xác định lượng hàng đã bán ra trong ngày để lên Báo cấo bán hàng nộp cho kế toán bán hàng.

Kế toán bán hàng căn cứ vào các hoá đơn bán hàng, Báo cáo bán hàng đối chiếu với giấy nộp tiền do thu ngân chuyển lên để vào bảng kê số 8 Và chuyển cho kế toán tổng hợp.

+Đối với các chứng từ thanh toán. Khi khách hàng thanh toán tiền, căn cứ vào các hoá đơn và các phiếu thu (lưu), kế toán vào các sổ liên quan và từ đó lên bảng kê số 11 rồi chuyển lên cho kế toán tổng hợp.

3. Vận dụng tài khoản kế toán và trình tự kế toán tổng hợp. 3.1 Tài khoản sử dụng

Trên cơ sở hệ thống tài khoản ban hành chung cho doanh nghiẹp và đặc điểm kinh doanh của công ty ,kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm đã lựa chọn và sử dụng các tài khoàn chủ yếu sau:

- Tài khoản 156 - Hàng hoá.

- Tài khoản131 - Phải thu của khách hàng . - Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng. - Tài khoản 521 - Chiết khấu bán hàng . - Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán. - Tài khoản 641 - Chi phi bán hàng .

Và một số tài khoản liên quan khác như tài khoản 111,112,3331,...

3.2. Trình tự hạch toán.

a) Trường hợp bán buôn trực tiếp tại kho.

- Khi trung tâm bán hàng, giao hàng trực tiếp cho người mua tại kho hàng.Người mua đã trả tiền, hoặc chấp nhận nợ , kế toán ghi:

Nợ TK 111,131. Tổng giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT ) Có TK 511 Doanh thu theo giá chưa thuế.

CóTK 3331. Thuế GTGT của hàng bán ra.

Ví dụ: Ngày 6/5/2005 xuất kho bán trực tiếp hàng hoá cho Công ty xây dựng -Trần

Xuân Soạn Hà nội là 10 két bia HaLiĐa, với giá bán 131.000 đồng /két ,thuế VAT 10%; và 2 thùng chè Kim Anh, với giá bán 50.000đ/thùng, thuế VAT 10%. Khách hàng đã thanh tiền chè, còn tiền bia thì nhận nợ và đã được cửa hàng chấp nhận .

Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT ghi Nợ TK111 110.000 Có TK 511 100.000 Có TK 3331 10.000 và ghi: Nợ TK 131 1.441.000 Có TK511 1.310.000 Có TK 3331 131.000

- Khi khách hàng thanh toán sớm, căn cứ vào hoá đơn thanh toán và phiếu chi thưởng cho khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 111 . Tổng số tiền ,số tiền thanh toán( Đã trừ chiết khấu). Nợ TK 641. Số tiền chi thưởng cho khách.

Có TK 131. Tổng số tiền khách nợ.

Ví dụ : Ngày 20/5/2005 Công ty xây dựng đến thanh toán tiền hàng. Do khách hàng thanh

toán sớm hơn 1 tháng nên qui định được hưởng khoản tiền thưởng là 1,5% trên tổng số tiền thanh toán. ( số tiền thưởng = 1,5% X 1.441.000 = 21.615 ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán căn cứ vào hoá đơn thanh toán và phiếu chi thưởng, ghi: Nợ TK 111 1.419.385

Có TK 641 21.615 Có TK 131 1.441.000

b. Trường Hợp bán hàng theo hình thức chuyển hàng.

Khi công ty xuất kho hàng hoá chuyển đến cho bên mua, kế toấn bán hàng ở công ty chỉ căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên đã ghi:

Nợ TK 131. Tổng giá thanh toán ( gồm cả thuế VAT) Có TK 511. Doanh thu theo giá chưa thuế.

Ví dụ: Ngày 21/5/2005 xuất kho hàng hoá chuyển đến cho trường mẫu giáo sao sáng10 thùng cốc nhựa uống nước T.E( mỗi thùng 20 chiếc), với giá bán mỗi chiếc là 2005đ(mặt hàng này không phải chịu thuế GTGT). chi phí vận chuyển doanh nghiệp chịu15000đ, đã trả bằng tiền mặt.

Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho ghi: Nợ TK 131 400.000

Có TK 511 400.000

Căn cứ vào hoá đơn thanh toán chi phí vận chuyển ,kế toán ghi: Nợ TK 641 15.000

Có TK 15.000

- Ở trung tâm thương mại quan niệm số tiền giảm trừ cho bên mua trong trường hợp mua nhiều là chiết khấu và ghi vào TK 521 ''Chiết khấu bán hàng''. Vì vậy, khi Trung tâm cho khách hàng hưởng chiết khấu trong trường hợp khách hàng mua với số lương lớn , khách hàng

đã trả tiền hoặc chấp nhận nợ số hàng đã mua , kế toán ghi: Nợ TK 521 . Số tiền giảm giá cho khách. Có TK 111, 131. Số tiền giảm giá cho khách.

Ví dụ 2: Ngày 21/5/2005 do trường mẫu giáo lấy hàng với số lượng lớn (200 chiếc) nên

Trung tâm giảm giá bán cho trường với mức chiết khấu trên giá bán theo qui định là 14% (=14%X 200 X 2005 = 56000 )

Kế toán căn cứ vào mức chiết khấu trong hoá đơn ghi: Nợ TK 521 56.000

Có TK 131 56.000

- Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại do kém phẩm chất (bị rách,hỏng ...), trung tâm đã nhận đủ số hàng trả lại về nhập kho, kế toán trung tâm lại ghi điều chỉnh giảm doanh thu và giảm gía vốn hàng bán (nếu kế toán đã ghi trị giá vốn hàng bán ) bằng mực đỏ như sau:

Nợ TK 111,131. Tổng doanh thu hàng bán bị trả lại (gồm cả thúê) Có TK 511. Doanh tthu hàng bán bị trả lại.

Có TK 3331. Thuế GTGT. đòng thời ''ghi đỏ'' giảm giá vôn hàng bán;

Nợ TK 632. Trị giá vốn số hàng bán: Có TK 156. Trị giá vốn số hàng bị trả lại.

Với việc lập định khoản này, kế toán coi như hàng vẫn để trong kho, chưa thực hiện nghiệp vụ xuất bán .

Ví dụ 3: Ngày 23/5/2005 trường mẫu giáo thông báo có 10chiếc cốc bị nứt không sử dụng

được nên chỉ chấp nhận thanh toán số còn lại. Trung tâm chấp nhận nhập kho số hàng trên. Kế toán căn cứ vào biên bản hàng trả lại, ghi đỏ điều chỉnh giảm doanh thu :

Nợ TK 131 20.000

Có TK 511 20.000

c c. Phương thức bán lẻ hàng hoá.

d Khi nhận được báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền do cửa hàng trưởng và thu ngân nộp

e lên, kế toán ghi:

f Nợ TK 111. Tổng số tiền bán hàng trong ngày (gồm cả thuế GTGT) Có TK 511. Doanh thu bán hàng

Có TK 3331.Thuế GTGT( nếu có) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn bộ qui trình hạch toán nghiệp vụ kế toán bán hang ở trung tâm thương mại Hà nội có thể khái quát theo sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - HÀ NỘI

CHÚ THÍCH:

(1) Trị giá vốn hàng xuất bán.

(2) Khi mua hàng, chi phí bán hàng tập hợp trong tháng (3) Kết chuyển trị giá vốn hàng bán

(4) Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng bán ra trong tháng. (5) Kết chuyển chi phí mua hàng của hàng chưa bán trong tháng. (6) Kết chuyển thanh toán cho khách.

(7) Chiết khấu thương mại cho khách hàng. (8) Kết chuyển doanh thu bán hàng.

(10)Doanh thu bán hàng. (11) Thuế GTGT đầu ra.

3.3. Xác định giá vốn hàng bán ở trung tâm.

Ở Trung tâm , chi phí mua hàng không hạch toán vào tài khỏan 156 mà hạch toán vào bên nợ TK 641 - Chi phí mua hàng. Vì vậy, trị giá vốn hàng xuất bán ở

trung tâm chỉ có giá trị mua thực tế của hàng bán ra không bao gồm chi phí mua hàng. Trị giá vốn của hàng xuất bán ở trung tam được tính theo phương pháp bình quân gia quyền của số hàng luân chuyển trong tháng. Điều này có nghĩa là trị giá vốn của hàng xuất bán ở trung tâm chỉ được tính một lần vào cuối tháng và hàng xuât bán tuy xuất ở thời điểm khác nhau nhưng được tính theo một đơn giá xuất kho thống nhất. Cách theo dõi tính trị giá vốn của hàng xuất bán trong trung tâm như sau : Căn cứ vào các hoá đơn bán hàng , kế toán kho hàng hoá ghi vào thẻ kho (phần xuất) và chỉ ghi theo số lượng mà không ghi số tiền. Cuối tháng kế toán kho hàng hoá tổng hợp các số lượng hàng xuất bán của từng loại hàng hoá, đồng thời lúc đó kế toán mới xác định được đơn giá bình quân của số lượng hàng luân chuyển trong tháng của số lượng hàng luân chuyển trong tháng của mỗi loại hàng hoá theo công thức sau:

Đơn giá bình Trị giá hàng A + Trị giá hàng A quân của hàng tồn đầu tháng nhập trong tháng Aluân chuyển =

Số lượng hàng A + Số lượng hàng A tồn đầu tháng nhập trong tháng

Lấy đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong tháng nhân (X) với tổng số lượng hàng xuất kho bán trong tháng của loại hàng hoá đó, tính được trị giá vốn hàng xuất bán của loại hàng hoá đó. Cụ thể công thức sau:

Trị giá vốn của Đơn giá Số lượng hàng hàng xuất bán = bình quân X xuất bán

Tổng hợp tất cả các thẻ kho tính được tổng trị giá vốn hàng xuất bán ở công ty trong tháng . Từ số liệu thống kê được kế toán kho lên báo cáo xuất kho hàng hoá, cân đối hàng hoá chuyển cho kế toán tổng hợp. Căn cứ vào số tổng cộng của cột ''xuất trong kỳ'' trong bảng cân đối hàng hoá

Nợ TK 632. Trị giá vốn hàng xuất bán. Có TK 156. Trị giá vón hàng hoá xuất kho.

Ví dụ: Tính trị giá vốn của mặt hàng Rượu lúa mới trong tháng 5. Căn cứ vào thẻ kho số 5

về mặt hàng rượu lúa mới ta có số liệu sau:

- Số lượng tồn đầu tháng 5 là1000 chai, trị giá10.000.000đ

- Số lượng nhập kho trong tháng 5 là 2.000chai, trị giá là 20.000.000đ - Số lượng xuất trong tháng 5 là 3000.chai .

Như vậy , căn cứ vào số liệu trên , kế toán tính:

Đơn giá 10.000.000 + 20.000.000

= = 10.000đ bình quân 1000. + 2005.

Sau khi định được toàn bộ trị giá hàng xuất bán trong tháng, kế toán lên bảng kê số 8. 4.Sổ sách kế toán.

Sổ sách kế toán mà trung tâm thương mại Hà nội áp dụng chủ yếu cho các nghiệp vụ bán hàng là sổ tờ rời, bao gồm các loại chủ yếu sau:

4.1 Báo cáo xuất kho hàng hoá ( Biểu số 9).

Căn cứ vào các chứng từ do thủ kho chuyển lên hàng ngày , kế toán lên báo cáo xuất kho hàng hoá. Báo cáo được ghi theo trình tự thời gian và môĩ hoá đơn được ghi vào một dòng trên báo cáo.

Kế toán ghi vào báo cáo xuất kho như sau:

- Căn cứ vào các chứng từ xuất kho hàng hoá, kế toánchỉ lên báo cáo các phần liên quan đến giá bán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cuối tháng sau khi tính được trị giá vốn hàng xuất kho, kế toán lênbáo các phần liên quan đến giá vốn.

- Tổng cộng từng cột và dùng tổng đó để lên bảng kê số 8.

4.2. Bảng kê số 8 (Biẻu số 10 ).

Căn cứ vào các phiếu xuất, nhập kho và báo cáo xuất kho hàng hoá kế toán lên bảng kê số8 để theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá ở kho trong tháng như sau:

- Kế toán ghi theo từng nhóm hàng hoá vào cột 2.

- Số dư đầu kỳ, kế toán lấy số dư cuối kỳ của tháng trướcđể ghi vào .

- Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến bên Nợ của tài khoản 156 và bên Có của các tài khoản khác (TK 331, 338, 111... ) thì ghi vào cột 4

- Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến bên Có tài khoản 156 và bên Nợ các tài khoản khác ( TK 632, 331,... ) thì ghi vào cột 5.

- Sau đó tính số dư cuối kỳ của từng mặt hàng và ghi vào cột 6.

- Cuối tháng tổng cộng các cột tương ứng để làm cơ sở lên Nhật ký chứng từ số 8. 4.3. Sổ chi tiết tài khoản 522 - Doanh thu bán hàng (Biểu số 12).

Căn cứ vào hoá đơn bán hàng , báo cáo bán hàng, kế toán bán hàng vào sổ chi tiết TK 511. Sổ này được ghi chi tiết doanh thu cho từng loại mặt hàng, mỗi mặt hàng được ghi trên một dòng trong sổ. Kế toán ghi sổ chi tiết bán hàng như sau:

- Căn cứ vào các chứng từ bán hàng , kế toán ghi doanh thu cho từng mặt hàng vào cột 2.

- Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt, chuyển khoản, hoặc khách hàng , kế toán sẽ ghi vào các cột tương ứng theo hình thức thanh toán trong cột 4.

- Cuối tháng tổng cộng các cột để làm căn cứ ghi vào Nhật ký chứng từ số 8. 4.4. Bảng kê số 11 - TK 131 (Biểu số 12 ).

Kế toán thanh toán căn cứ vào số tiền trên các hoá đơn của từng khách hàng nhận nợ để lên bảng kê theo dõi cho từng khách hàng như sau: Số dư đầu kỳ lấy số dư cuối kỳ của tháng trước để ghi vào.

- Đối với các nhgiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến bên Nợ của tài khoản 131 và bên Có của các tài khoản khác ( TK 511, 3331, 111...) thì ghi vào cột 4.

- Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến bên Có tài khoản 131 và bên Nợ các tài khoản khác ( TK 111, 112,331,...)thì ghi vào cột 5

- Sau đó tính số dư cuối kỳ của từng khách hàng và ghi vào cột 6.

- Cuối tháng tổng cộng các cột tương ứng để làm cơ sở lên Nhật ký chứng từ8.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁNNGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội.docx (Trang 46 - 54)