TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - HÀ NỘI
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Trung tâm thương mại, cùng với những kiến thức đã được học, em xin có một số nhận xét sau:
1. Ưu điểm.
Nhìn chung bộ máy kế toán ở trung tâm thương mại tổ chức gọn nhẹ, công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng được tổ chức thống nhất từ khâu xuất hàng đến khâu thanh toán. Công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng đã đảmbảo theo dõi tình hình bán hàng và thanh toán tiền hàng với từng khách hàng, phản ánh được chính xác lượng hàng hoá xuất kho, tiêu thụ và doanh thu của hàng bán ra.
Quá trình hạch toán và luân chuyển chứng từ được tổ chức tốt, diễn ra nhịp nhàng, đúng thời hạn, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ bán hàng hàng ngày được chuyển lên phòng kế toấn để ghi sổ nên công việc kế toán tại trung tâm được dàn đều trong tháng, hạn chế được tình trạng khối lượng công việc dồn vào cuối tháng.
Các mẫu sổ được thiết kế đơn giản, linh hoạt, tạo điều kiện cho việc theo dõi chi tiết. công việc ghi chép sổ sách dễ hiểu, dễ thực hiện. Toàn bộ kế toán viên được phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm nhận từng phần hàng kế toán riêng, do đó tránh được hiện tượng ghi sổ chồng chéo trùng lặp.
2. Nhược điểm.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm thương mại Hà nội vẫn còn một số hạn chế sau:
2.1. Việc sử dụng tài khoản kế toán chưa chính xác.
Kế toán trung tâm thương mại sử dụng TK 641 '' Chi phí bán hàng '' để tập hợp chi phí mua hàng phát sinh trong tháng hoàn toàn không phù hợp Chi phí mua là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng như chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ...., do đó những chi phí này không hề liên quan đến quá trình bán hàng. Chi phí bán hàng được coi là một bộ phận cấu thành nên trị giá vốn của hàng nhập kho, vì vậy nó không thể được phản ánh ở TK 641
''Chi phí mua hàng''.Đồng thời , kế toán cũng sử dụng TK 641 để hạch toán chiết khấu thanh toán cho khách hàng là hoàn toàn không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Theo thông tư 120/1999/TT- BTC ngày 7/10/1999 khoản chiết khấu phải được hạch toán vào TK 811 ''Chí phí hoạt động tài chính''. Qua trình tự hạch toán này, chứng tỏ kế toán trung tâm chưa kịp thời thực hiện hạch toán theo thông tư mới của Bộ Tài Chính ban hành ngày 7/10/1999.phương pháp sai lệch này làm cho nội dung phản ánh của tài khoản không đúng với tên gọi của nó.
Để khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn, Trung tâm thường thực hiện việc giảm giá bán khách hàng (bằng cách cho khách hàng được hưởng mức chiết khấu trên giá cao hơn), theo qui định của chế độ kế toán hiện hành thì khoản giảm giá này phải đuợchạch toán vàoTK 532 ''giảm giá hàng bán ''. Tuy nhiên kế toán trung tâm lại sử dụng TK 521 để phản ánh, như vậy là sai với kế toán và đồng thời phương pháp hạch toán như vậy sẽ phản anhsai lệch nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng và sai lệch so với nội dung của tài khoản kế toán.
2.2. Việc hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa hợp lý.
Khi Trung tâm xuất kho chuyển hàng cho bên mua hoặc xuất kho giao hàng cho đại lý, kế toán bán hàng không phản ánh hàng gửi đi bán qua TK157 mà ghi nhận luôn doanh thu của hàng gửi đi bán Như vậy là kế toán trung tâm không hạch toán theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành .Việc kế toánkhông phản ánh giá trị giá hàng gửi đi bán sẽ làm cho kế toán không những không phản ánh được doanh thu thực tế trong tháng, mà còn tạo ra một khoản doanh thu giả tạo trong công ty.
Việc Trung tâm hạch toán nghiệp vụ hàng bánbị trả lại như đã trình bày ở chương II, là không đúng với qui định của chế dộ kế toán. Với phương pháp hạch toán như vậy sẽ không biết được thực tế trị giá hàng bị trả lại ở trung tâm trong kỳ hạch toánlà bao nhiêu. Khi vào bảng cân
đối kết quả kinh doanh dễ có sự lầm tưởng rằng thực tế ở trung tâm không phát sinh nghiệp vụ kinh tế này. Như vậy , cách phản ánh trị giá vốn hàng bán bị trả lại ở trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán nghiệp vụ bán hàng là phản ánh trung thực tình hình tiêu thụ hàng hoá.
Phản ánh vào trị giá vốn hàng xuất bán ở trung tâm mới chỉ có trị giá mua hàng thực tế phải trả cho người bán mà chưa có chi phí mua hàng. Toàn bộ chi phí mua hàng phát sinh trong tháng được tập hợp bên Nợ TK 641, trong khi số phát sinh trên tài khoản 641 được phân bổ cho hàng bán ra trong tháng ( trừ chi phí mua hàng của hàng hoá chưa bán ra trong tháng),nghĩa là chi phí mua hàng phát sinh cũng được phân bổ tương ứng cho hàng bán ra trong tháng đó. Như vậy , kế toán trung tâm chưa phản ánh đúng trị giá vốn hàng xuất bán cũng nhua trị giá vốn hàng tồn kho, trong khi chi phí bán hàng lại được hạch toán tăng.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải hoàn thiện và đổi mới công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng ở trung tâm , đòi hỏi trung tâm phải có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác quản lý ở trung tâm.