SỰ CẦN THẾT VÀ YÊU CẦU CỦA VỆC HOÀN THỆN KẾ TOÁN NGHỆP VỤ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHỆP THƯƠNG MẠ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội.docx (Trang 54 - 58)

1. sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.

Trong những năm qua, nhà nước đã ban hành hàng loạt các chính sách,cơ chế quản lý mới, bước đầu đã giúp nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước.

Cùng với sự đổi mới của cơ chế quản lý, đòi hỏi các công cụ quản lý cũng phải thay đổi tương xứng .Kế toán là một trong những công cụ quản lý,do vậy việc tổ chức công tác kế toán một cách hợp lý, khoa học bảo đảm việc thu thập và xử lý số liệu một cách chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, chỉ có tổ chức đúng đắn, hợp lý công tác kế toánmới phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo và quản lý kinh doanh. Ngược lại, nếu tổ chức công tác kế toán không hợp lý, sai lệch với các qui chế hiện hành thì không những không đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời , chính xác cho lãnh đạo mà còn tạo ra kẽ hở trong quản lý gây hiện tượng tham ô, lãng phí ,thiếu trách nhiệm trong công việc.

Đối với các doanh nghiệp thương mại, kế toán nghiệp vụ bán hàng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp thương mại phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh một cách chính xác để từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo một cách hữu hiệu nhằm tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận. Hiện nay, mặc dù luật thuế GTGT đã áp dụng được gần hai năm nhưng một số doanh nghiệp thương mại vẫn còn lúng túng trong việc hạch toán nghiệp vụ bán hàng và có sự thay đổi phù hợp về sổ sách kế toán bán hàng kkhi có luật thuế GTGT. Vì vậy, việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại là một trong những yêu cầu cần thiết.

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà nước ta đang từng bước cho ra đời thị trường chứng khoán thì chính xác của kết quả kinh doanh trên các báo cáo tài chính càng có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ động cũng như các nhà đầu tư. Do vậy , việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng lại càng là một vấn đề quan trọng và cấp bách. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng.

Để việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng đạt được kết quả cao thì việc hoàn thiện đó phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Bất cứ hoạt động nào của doanh nhgiệp nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng đều phải chấp hành theo những qui định thống nhất của Nhà nước về chế độ, thể lệ kế toán. Có như vậy Nhà nước mới quản lý và điều hành thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là Nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát toàn bộ việc sử dụng tài sản và các hoạt động kinh tế một cách thường xuyên, kịp thời, kiểm tra việc chấp hành các chính sach, chế độ quản lý kinh tế tài chính ở các đơn vị, từ đó mà các cơ quan nhà nước mới tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện các chế độ kế toán hiện hành và đề ra các chính sách chế độ mới thích hợp hơn.

- Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng về tính chất kinh doanh, yêu cầu quản lý và mục đích kinh doanh. Do đó công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán bánhàng nói riêng cũng phải có sự lựa chon về phương pháp hạch toán sao cho phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là kế toán nghiệp vụ bán hàng cần phải căn cứ vào mặt hàng kinh doanh ,các phương thức thanh toán để vận dụng các tài khoản và phương thức hạch toán phù hợp nhất giúp cho các nhà quản lý có thể đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh từ đó đề ra các biện pháp, quyết định phù hợp.

- Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong các doanh nghiệp thương mại quá trình bán hàng chính là quá trình luân chuyển vốn kinh doanh. Vì vậy các thông tin cần phải chính xác, kịp thời để nhà lãnh đạo vạch ra các kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo, tránh để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn trong kinh doanh

- Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là đạt lợi nhuận cao, để có được điều này, song song với việc tăng doanh thu ,các doanh nghiệp phải có các biện pháp hữu hiệu để hạ thấp chi phí kinh doanh xuống.Bên cạnh đó,

các doanh nghiệp cũng cần phải tiết kiệm thời gian và sức lực của nhân viên nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và kịp thời.

1. Nội dung của việc hoàn thiện.

Việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại phải được nghiên cứu, giải quyết một cách toàn diện theo tất cả các nội dung của tổ chức công tác kế toán bao gồm:

1.1. Hoàn thiện tổ chức hạch toán ban đầu:

Tổ chức hạch toán ban đầu là tổ chức hệ thống chứng từ, qui định hướng dẫn cách ghi chép vào các chứng từ và tổ chức việc luân chuyển chứng từ, bảo quản chứng từ trong doanh nghiệp theo qui định hiện hành. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ ban đầu cần phải kịp thời, hợp lệ, hợp pháp và theo đúng qui định về nội dung và phương pháp. Hệ thống chứng từ ban đầu là cơ sở quan trọng để hạch toán vào sổ sách kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi đã được phản ánh vào chứng từ kế toán, chúng sẽ được trình tự luân chuyển đến bộ phận liên quan đến nắm được thông tin, ghi sổ kế toán và quản lưu trữ.

Công tác tổ chức hạch toán ban đầu, luân chuyển chứng từ và xử lý chứng từ là khâu tốn nhiều hao phi và quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời và đầy đủ của mọi số liệu và thông tin kế toán, do vậy cần phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý và đúng với qui định và chế độ chứng từ kế toán mà Nhà nước đã ban hành.

1.2. Hoàn thiện việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong hệ thống, chế độ kế toán, bao gồm những qui định chung thống nhất về loại tài khoản, số lượng, tên gọi, ký hiệu các tài khoản, nội dung ghi chép và các quan hệ đối ứng chủ yếu của tài khoản. Hệ thống tài khoản kế toán giúp doanh nghiệp vận dụng chế độ kế toán thuận lợi và thống nhất, giúp cho Nhà nước tổ chức quản lý thống nhất và làm căn cứ kiểm tra.

Tuy nhiên , các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào qui mô hoạt động, chế độ kế toán đã đăng ký với Bộ Tài Chính mà từ đó lựa chọn, xác định số lượng tài khoản kế toán cần sử dụng đối với doanh nghiệp mình ; nội dung phương pháp ghi chép của từng tài khoản vận dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau, được sử dụng để ghi chép hệ thống hoá và tổng hợp số liệu chứng từ kế toán theo mộ trình tự và phương pháp ghi chép nhất định nhằm cung cấp những thông tin có hệ thống phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.

Việc ghi chép, tổng hợp, hệ thống hoá số liệu kế toán chứng từ để cung cấp số liệu cho việc lập báo cáo tài chính là khâu chiếm khối lượng công việc chủ yếu của bộ máy kế toán, là khâu tập chung mọi nghiệp vụ kinh tế và vận dụng các phương pháp kế toán.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái

- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

- Hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ.

- Hình thức kế toán Nhật ký chung.

Việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào vào trong công tác kế toán của doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp .

1.4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán.

Trong công tác kế toán thì việc phản ánh và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán một cách nhanh chóng, chính xác là vô cùng quan trọng.

Ngày nay, cùng phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ máy vi tính cũng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về thu nhập xử lý thông tin nhanh nhạy để có quyết định định kịp thời, phù hợp. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ vi tính vào trong công tác kế toán vẫn còn là mới mẻ vì vậy khi doanh nghiệp ứng dụng máy vi tính vào công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, cần phải tổ chức tốt các nội dung sau:

- Tổ chức mua sắm, trang bị phần cứng, phần mềm phù hợp với khả năng qui mô, đặc điểm kinh doanh của đơn vị.

- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu biết sâu rộng về kế toán và thành thạo máy vi tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức việc nhập dữ liệu : tổ chức lại hệ thống chứng tù cho phù hợp và thực iện việc lập dữ liệu vào từng phần liên quan đến từng nội dung công tác kế toán.

- Xây dựng hệ thống sổ sách kế toán với kết cấu đơn giản , phù hợp vơi việc tổng hợp số liệu và in trên máy ( hình thức sổ kế toán thích hợp là thức Nhật ký chung hoặc chứng từ ghi sổ).

- Tổ chức thực hiện chương trình trên máy.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Trung Tâm Thương Mại số 7 Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội.docx (Trang 54 - 58)