KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN [1]
Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này thực hiện được phải đặt trong một số điều kiện giả định, mà những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:
1. Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
2. Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thể được phân chia một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị
không đổi và tổng định phí không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động.
Tuy nhiên việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí là rất phức tạp. Vì vậy việc phân chia này chỉ mang tính tương đối.
3. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra không thay đổi.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản trị luôn muốn tạo ra được nhiều lợi nhuận. Vì vậy họ có xu hướng thay đổi kết cấu mặt hàng, nghĩa là thay đổi doanh số từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh số nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
4. Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Trong thực tế điều này khó có thể thực hiện được vì số lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm như: chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, ký kết hợp đồng, công việc vận chuyển, thanh toán.