- Bên cạnh những thuận lợi đó thì doanh nghiệp cũng gặp không
c. Phương hướng phát triển
2.2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty 1 Chi phí khả biến
2.2.1.1 Chi phí khả biến
Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng giảm theo sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí khả biến sẽ tỷ lệ thuận trực tiếp với sự biến động của mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Nhưng cũng có loại chi phí khả biến chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí nhân công gián tiếp, chi
phí bảo trì máy móc thiết bị. Nói chung, chi phí khả biến rất đa dạng, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, phạm vi, mức độ hoạt động, qui trình công nghệ…của từng doanh nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu tại công ty TNHH Thuận Dư, có thể kể ra một số loại chi phí như sau:
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: là chi phí nổ mìn bao gồm các loại
vật liệu sau: Thuốc nổ NT Φ 80; Thuốc nổ Anfo Φ 90; Mồi nổ VE 05/175g ; Kíp vi sai QP 4,5m ; Kíp vi sai QP 8,0m ; Kíp vi sai QP 12,0m.
Bảng 2.4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của các loại đá
(ĐVT: đồng/m3) STT Nguyên vật liệu Đá 0x4 Đá 1x2 Đá 4x6 Tổng cộng 1 Thuốc nổ NT Φ 80 1.122,01 1.527,53 1.118,01 3.767,55 2 Thuốc nổ Anfo Φ 90 9.907,60 13.488,46 9.872,35 33.268,41 3 Mồi nổ VE 05/175g 361,66 492,37 360,37 1.214,41 4 Kíp vi sai QP 4,5m 132,57 180,48 132,09 445,14 5 Kíp vi sai QP 8,0m 90,74 123,53 90,41 304,68 6 Kíp vi sai QP 12,0m 191,44 260,63 190,76 642,82 Tổng cộng 11.806 16.073 11.764 39.643
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu đơn vị của từng loại đá khác nhau. Trong đó sản phẩm đá 4x6 có chi phí nguyên vật liệu thấp nhất (11.764 đồng/m3) và sản phẩm đá 1x2 có chi phí nguyên vật liệu cao nhất (16.073 đồng/m3). Nguyên nhân là do định mức tiêu hao nguyên vật liệu của các sản phẩm đá khác nhau nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khác nhau.
Biểu đồ 2.8: Chi phí ngyên vật liệu trực tiếp
(Nguồn: Bảng 2.4 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
Tại công ty TNHH Thuận Dư, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm. Vì thế khối lượng sản xuất đá ra càng nhiều thì tiền lương càng cao.
Bảng 2.5: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
(ĐVT: đồng/m3)
STT Sản phẩm Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền
1 Đá 0x4 m3 7.828 1.856 14.528.768
2 Đá 1x2 m3 6.600 2.517 16.612.200
3 Đá 4x6 m3 974 1.847 1.798.978
Tổng cộng m3 15.402 32.939.946
Qua bảng trên ta thấy chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là khác nhau. Trong đó chi phí nhân công sản xuất đá 4x6 là thấp nhất (1.847 đồng/m3) và chi phí nhân công sản xuất đá 1x2 là cao nhất (2.517 đồng/m3).
Biểu đồ 2.9: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
(Nguồn: Bảng 2.5 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí sản xuất chung khả biến:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng và ở các bộ phận sản xuất nhằm phục vụ và quản lý liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Chi phí sản xuất chung khả biến công ty bao gồm:
Chi phí nhiên liệu: Là những chi phí dùng để chạy máy như dầu Diezen, dầu Do, mỡ bơm, nhớt…
Chi phí lương nhân viên phân xưởng.
Chi phí khoan đá, chi phí xúc đá, chi phí xay đá Chi phí điện, nước phát sinh tại phân xưởng.
Chi phí sửa chữa, chi phí bảo trì máy móc thiết bị. Chi phí phụ tùng thay thế.
Bảng 2.6: Chi phi sản xuất chung khả biến
(ĐVT: đồng/m3)
STT Chỉ tiêu Đá 0x4 Đá 1x2 Đá 4x6
1 Thuế tài nguyên 5.393 7.690 5.428
2 Phí bảo vệ môi trường 903 1.288 909
3 Tiền điện sản xuất 2.817 4.071 2.893
4 Chi phí khoan đá 1.397 1.954 1.430
5 Chi phí xúc đá 2.885 4.182 2.972
6 Chi phí xay đá 11.327 16.304 11.341
7 Chi phí vận chuyển 10.082 14.611 10.687
8 Chi phí lương của nhân viên phân xưởng 1.033 1.489 1.058
9 Chi phí sửa chữa 514 741 527
10 Chi phí nhiên liệu 453 672 462
11 Chi phí phụ tùng thay thế 237 402 244
Tổng cộng 37.041 53.405 37.951
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư)[2]
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí sản xuất chung khả biến đơn vị của mỗi sản phẩm là khác nhau. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có chi phí sản xuất chung lớn nhất (53.405 đồng/m3), tiếp theo là 2 sản phẩm đá 4x6 (37.951 đồng/m3) và đá 0x4
(37.041 đồng/m3) có chi phí sản xuất chung gần bằng nhau. Nguyên nhân là do yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm đá là khác nhau nên chi phí sản xuất chung của mỗi loại đá khác nhau.
Biểu đồ 2.10: Chi phí sản xuất chung khả biến
(Nguồn: Bảng 2.6 và xử lý của tác giả 04/2011)
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến:
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty, bao gồm:
Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng đi bán.
Chi phí phục vụ quản lý như: chi phí điện thoại, phí ngân hàng, phí chuyển tiền.
Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lý
Bảng 2.7: Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
(ĐVT: đồng/m3)
STT Chỉ tiêu Đá 0x4 Đá 1x2 Đá 4x6
1 Chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng đi bán 200 200 200 2 Chi phí lương ở bộ phận bán hàng và quản lý 490 1,012 550
3 Chi phí điện thoại 60 123 94
4 Phí ngân hàng, phí chuyển tiền 32 32 32
Tổng cộng 782 1,367 876
Biểu đồ 2.11: Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
(Nguồn: Bảng 2.7 và xử lý của tác giả 04/2011)
Từ các số liệu tập hợp ở trên, ta xác định được tổng chi phí khả biến của từng loại sản phẩm đá như sau:
Bảng 2.8: Chi phí khả biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(ĐVT: đồng)
STT Nội dung Đá 0x4 Đá 1x2 Đá 4x6
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11.806 16.073 11.764 2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.856 2.517 1.847 3 Chi phí sản xuất chung 37.041 53.405 37.951 4 Chi phí bán hàng và quản lý 782 1.367 876
Tổng cộng 51.485 73.362 52.438
Biểu đồ 2.12: Chi phí khả biến từng loại đá (Tháng 12/2010)
(Nguồn: Bảng 2.8 và xử lý của tác giả 04/2011)