Một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương sản phẩm:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch an giang.doc (Trang 51 - 54)

- Hệ số: Mức lương thực hiện từ 01/01/

1.2.1 Một số nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương sản phẩm:

1.2.1.1 Hệ số trách nhiệm:

Là hệ số thể hiện theo chức danh công việc được phân công, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc. Hệ số này do Công ty quy định đã được Ủy Ban Tỉnh duyệt.

- Giám đốc Công ty có hệ số cao nhất là 6

- Phó Giám Đốc Công ty và Kế toán trưởng Văn phòng công ty có cùng hệ số là 4

- Trưởng các phòng ban ở Văn phòng công ty và Giám Đốc các đơn vị trực thuộc là 3,5.

- Phó các phòng ban ở Văn phòng công ty là 3.

- Phó Giám Đốc và các Tổ trưởng kế toán các đơn vị là 2,5.

Các hệ số trên được quy định chung cho bộ phận quản lý toàn Công ty. Còn các nhân viên còn lại thì sẽ do bộ phận quản lý ở các phòng và đơn vị trực thuộc tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình kinh doanh, quỹ lương của đơn vị sẽ phân bổ hệ số như:

- Tổ trưởng các bộ phận như tổ vé, tổ thị trường, tổ phục vụ bàn, tổ hướng dẫn du lịch, tổ kiểm phẩm thì hệ số sẽ dao động từ 1,6 đến 1,8.

- Các tổ viên, nhân viên không đảm nhận chức vụ hoặc trách nhiệm thì hệ số sẽ dao động từ 1,1 đến 1,5.

Ở Công ty hệ số này càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu làm việc ngày càng hiệu quả để có được hệ số này ngày càng cao hơn.

1.2.1.2.Hệ số ABC (hay điểm thi đua):

Hàng ngày Trưởng phòng, Giám Đốc cơ sở, tổ trưởng các tổ sẽ chấm điểm cán sự, tổ viên của mình theo các tiêu chuẩn do Công ty quy định sẵn. Đến cuối tháng sẽ tiến hành đóng góp ý kiến bình chọn, xếp loại một cách dân chủ công khai. Trưởng phòng, Giám Đốc cơ sở sẽ là người có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm với quyết định đó khi gởi kết quả bình chọn lên Giám Đốc Công ty.

Ở Công ty có ba tiêu chuẩn thi đua chủ yếu là: Hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao

Chấp hành nội quy cơ quan, pháp luật Nhà Nước . Tham gia hoạt động các đoàn thể.

Sau đây là một số tiêu chuẩn được thể hiện qua các nội dung. a. Tiêu chuẩn về nhiệm vụ, về công việc:

- Đối với lãnh đạo Trưởng, Phó phòng, Giám Đốc chi nhánh thuộc Công ty: đóng vai trò quan trọng tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc Công ty, đề xuất ý kiến thiết thực giúp Giám Đốc Công ty chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động trong hệ thống theo từng phần việc của chức năng và nhiệm vụ của từng phòng.

- Đối với Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng (phó) phòng, Tổ trưởng kế toán của các cơ sở kinh doanh: hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được Ban Giám Đốc Công ty duyệt và giao từng tháng quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc được phân công một cách hiệu quả.

- Đối với tổ (ca) trưởng: hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu do ban lãnh đạo cơ sở giao.

- Đối với cán bộ, nhân viên: Các tiêu chuẩn đánh giá của Công ty được cụ thể cho từng người về nội dung công việc đồng thời chú ý đến phong cách phục vụ (cơ sở kinh doanh), chất lượng công việc (bộ phận văn phòng) và có tiêu chuẩn trọng tâm chủ yếu như:

+ Đối với Nhà Hàng – Khách Sạn, Khu du lịch, tài xế và hướng dẫn du lịch. Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc là: phong cách, thái độ phục vụ khách hàng ân cần, chu đáo.

+ Nhân viên buồng có tiêu chuẩn là: mức độ chất lượng vệ sinh phòng, nền, tường, giường, …, việc chuẩn bị phòng trong tư thế sẵn sàng phục vụ khách đúng tiêu chuẩn.

+ Bộ phận lễ tân, bảo vệ: tiêu chuẩn hàng đầu là phong cách đón tiếp. + Bộ phận nhà hàng: phong cách đón tiếp, phục vụ đúng kỹ thuật, tận tình.

+ Bộ phận bếp: chất lượng món ăn, nước uống về vệ sinh, khẩu vị, pha chế, trang trí và chế biến đủ trọng lượng.

+ Bộ phận kế toán: chính xác, kịp thời, phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh.

……….

b. Tiêu chuẩn về chấp hành nội qui, pháp luật Nhà Nước chủ yếu như - Đoàn kết nội bộ.

- Ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, văn hóa, ngoại ngữ…

- Chấp hành pháp luật Nhà Nước: kinh doanh không vi phạm pháp luật, thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết.

c. Tiêu chuẩn về hoạt động Công Đoàn và Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh:

Các cán bộ lãnh đạo chuyên môn, cán bộ công đoàn và ban chỉ huy chi đoàn phải phối hợp vận động, tổ chức phong trào thi đua ở cơ sở để lôi cuốn toàn thể cán bộ công nhân viên cùng tích cực tham gia.

Sau khi dựa vào các chỉ tiêu chấm điểm, bình chọn sẽ tiến hành xếp loại theo quy định như sau:

+ Người lao động đạt từ: 45 đến 50 điểm đạt loại A ( tương ứng hệ số 1 ) + Người lao động đạt từ: 41 đến 45 điểm đạt loại B ( tương ứng hệ số 0,8 ) + Người lao động dưới 40 điểm thì loại C ( tương ứng hệ số 0,5 )

MẪU BẢNG KẾT QUẢ BÌNH CHỌN XẾP LOẠI (xem phụ lục) 1.2.1.3. Ngày công: thể hiện ngày công thực tế của người lao động. Hàng ngày các Trưởng phòng, Giám đốc đơn vị, tổ trưởng sẽ điểm danh các thành viên, tổ viên của mình và ghi vào bảng chấm công theo các ký hiệu được quy định trong bảng

Ví dụ như: ghi +: Có mặt Ô: ốm T: tai nạn …

Đến cuối tháng sẽ tổng hợp số ngày công của người lao động, chia thành ba loại sau:

+ Số công hưởng lương thời gian: là số ngày công người lao động làm việc đúng quy định

+ Số công nghỉ không lương: là số ngày người lao động nghỉ vì công việc riêng có xin phép và đã được đồng ý.

+ Số công hưởng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH): là số ngày công người lao động hưởng lương do cơ quan BHXH trả thay cho Công ty trong những

trường hợp người lao động nghỉ đúng quy định: ốm, con ốm, thai sản, tai nạn,.. có đủ giấy tờ chứng minh hợp lệ.

Còn đối với việc nghỉ phép hằng năm thì người lao động được nghỉ 10 đến 12 ngày và vẫn được Công ty trả lương theo lương Nghị Định.

Ngoài ra, đối với các trường hợp nghỉ không phép, không lý do thì Công ty có thể sẽ ra thông báo nghỉ việc khi:

+ Trong tháng nghỉ không phép từ 7 ngày trở lên.

+ Trong năm nghỉ không phép dồn lại từ 20 ngày trở lên. BẢNG CHẤM CÔNG ( xem phụ lục )

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch an giang.doc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w