VẬT THUỘC THẢO
Xác định tuổi của cây thảo cũng là công việc rất khó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Sau đây giới thiệu một số phương pháp.
5.3.1. Xác định sự kéo dài đời sống bằng sự theo dõi nhiều năm trên những cá thể cốđịnh
Sự theo dõi từng cá thể từ năm này qua năm khác nghĩa là từ khi nó xuất hiện đến khi nó chết sẽ cho ta biết khả năng kéo dài đời sống của loài, bằng cách đó cho phép ta xác định được khả năng kéo dài đời sống trong từng giai đoạn của cá thể và sự
thay đổi theo tuổi về những đặc điểm hình thái, giải phẫu, thành phần hoá học của nó. Nbđhiên cứu sự biến đổi theo tuổi sẽ làm sáng tỏ các dấu hiệu đặc trưng của loài, có thể dùng để xác định tuổi của cá thể loài cần nghiên cứu.
Khả năng kéo dài đời sống của thực vật sẽ biến đổi và điều này phụ thuộc từ điều kiện nơi mọc. Vì vậy, kết quả nghiên cứu ở những cá thể cố định trong điều kiện môi trường cụ thể sẽ cho ta những số liệu về sự kéo dài đời sống cửa cá thể đó. Vì thế sẽ có giá trị cao hơn nếu ta chọn đúng nơi cần theo dõi, tốt nhất vẫn là trong điều kiện tự nhiên (quần xã tự nhiên). Nếu có điều kiện tiến hành trong nhiều quần xã sẽ cho phép ta lập được loạt sinh thái. Sự theo dõi từ đầu đến khi chết của một số khá lớn cá thể sẽ cho ta hiểu được những biến đổi của thực vật theo tuổi, nhận được bức tranh về sự biến đổi của loài nào đó trong chu trình sống và những tư liệu về sự kéo dài đời sống của nó.
Bức tranh của rất nhiều cá thể được theo dõi trong nhiều năm sẽ tốn nhiều công sức, nhưng những kết quả này sẽ cho ta những số liệu về từng giai đoạn và cả chu kì sống của loài đó, trên cơ sở của những số liệu này và sử dụng cả những thay đổi về hình thái, giải phẫu theo tuổi cho phép ta làm ra được phương pháp xác định tuổi của cây thuộc thảo.
Để bổ sung cho nghiên cứu ngoài tự nhiên có thể tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trong vườn.
Với sự dẫn dắt nghiên cứu qua hàng năm có thể cho ta số liệu trung bình về số cây chết trong năm. Từ đó cũng có thể xác định khả năng kéo dài đời sống của loài cần nghiên cứu Ví dụ, theo dõi 100 cá thể từ cây mầm, hằng năm chết 5 cây từ đó xác định khả năng kéo dài đời sống là 20 năm (của loài).
5.3.2. Xác định tuổi ở những cá thể non
Những cá thể non của cây thảo sống lâu năm xuất hiện từ hạt trong quần xã tự nhiên phát triển rất chậm và trải qua thời gian khá dài ở trạng thái cây non. Xác định tuổi là để làm rõ loại này đã tồn tại bao lâu trong trạng thái cây non, từ đó cho phép ta hiểu được tuổi trưởng thành của loài đó.
Có hàng loạt dấu hiệu để xác định tuổi như vết tích lá hay chồi của năm cũ để lại. Hình dạng, kích thước lá, đặc điểm bộ rễ của các cá thể non - đó là cơ sở xác định về tuổi của cây con (thường đến 3 tuổi). Tất nhiên có trường hợp nếu cây non mọc nơi đất nghèo kiệt thì thường đánh giá giảm đi, nơi đất tất lại thường đánh giá tuổi cao lên.
Phương pháp này dùng được cho các cây thảo và hoà thảo, nhưng ở đây cần nói thêm rằng, để xác định tuổi không nên chỉ dùng một dấu hiệu mà nên dùng nhiều dấu hiệu bổ sung cho nhau.
5.3.3. Xác định tuổi ở cá thể trưởng thành
5.3.3.1. Xác định tuổi theo những dấu vết còn lại ởphần trên mặt đất, lá và vết gắn của lá
Với cây thảo chỉ có phần dưới đất là tồn tại lâu năm, cả khi cả đời của cây đó. Từ những chồi trên chúng sẽ mọc lên phần trên mặt đất, vết tích lá hay tàn tích vết gắn trên thân rễ có thể tồn tại rất lâu, điều này phụ thuộc vào hình thái, đặc tính sinh vật học của cây và đặc điểm của môi trường. Những nơi môi trường khắc nghiệt thì thường tồn tại lâu (đầm lầy, núi cao, sa mạc hay đất chua).
Cây mọc từ hạt ở ngoài thiên nhiên năm đầu dạng cây mầm nên vết tích lá trên thân rễ là không có để lại, đến độ tuổi xác định nào đó mới có vết tích phần trên mặt đất để lại trên thân rễ. Vì vậy, xác định tuổi bằng vết tích chỉ đúng với nó từ tuổi trưởng thành, tuổi thành niên không có, với cây sinh sản sinh dưỡng nó phát triển nhanh nên có vết tích để lại ngay từ năm đầu.
Vết tích để lại trên thân dưới đất là có thể dạng vòng sẹo với kích thước khác nhau, thường nó để lại sau khi lá bị chết.
Tàn tích để lại của phần trên mặt đất từng vòng dưới gốc phần trên mặt đất dạng vòng nón, hay dạng đốt.
Hình 24. Xác định tuổi theo thân rễ (Theo Xerêbiracốp, 1952)
A- Thân rễ 3 tuổi của cây Polygonatum off cibale. B- Rễ và thân rễ thẳng đứng 43 tuổi của Gentina lutea.
- Xác định tuổi ở những cây hằng năm chỉ cho một thời (như trên).
- Xác định tuổi những cây hằng năm trên thân rễ để lại nhiều vòng hay nhiều vết tích của phần trên mặt đất, loại này khó hơn, vì nó thay đổi tuỳ theo từng cá thể, nó phụ thuộc vào tuổi và điều kiện nơi mọc, trạng thái sống. Chúng ta biết hằng năm mỗi cá thể sẽ có số lượng vết tích để lại là xác định, để tính tuổi cần số lượng lớn và tính trị số trung bình của vết tích để xác định tuổi, phương pháp này không thật chính xác cho từng cá thể. Phương pháp này sẽ có kết quả chính xác hơn khi ta xác định tuổi của cả
quần thể, khi đó số lượng mẫu nhiều và nhiều độ tuổi khác nhau nên ta dễ so sánh tìm ra chuẩn xác những dấu vết từng năm.
- Xác định tuổi theo số lượng phân cành của thân rễ : nhiều trường hợp có thể xác định tuổi bằng phân cành của thân rễ, với thân rễ đa trục, từ mỗi cành sẽ cho phần trên mặt đất rồi hằng năm chết và tàn lụi tận gốc, trên thân rễ (cành thân rễ) chúng ta biết là từ một chồi thân rễ mọc ra để hình thành được cơ quan sinh sản hạt bên trên thường mất từ 2 - 3 năm, biết được tính kéo dài của thân rễ, biết số chồi có hoa từ đó xác định được tuổi của thân rễ.
5.3.3.2. Xác định tuổi theo tăng trưởng hằng năm
Chúng ta biết tăng trưởng hằng năm của cá thể là một con đường cong lúc đầu nhỏ, lớn dần đến tuổi trưởng thành, sau đó giảm đến chết, hiểu được như vậy, kết hợp với các dấu hiệu khác có thể xác định tuổi của cây qua năng suất năm, tốt nhất là với cả quần thể, tuy nhiên tuổi ở đây không thật chính xác.
5.3.3.3. Xác định tuổi theo số lượng từng phần của bụi
Với cây thảo búi dầy mọc chồi hằng năm, chết đi để lại thân rễ, sau đó mọc chồi mới - chết để lại thân rễ theo nhiều hướng hình thành từ nguyên tắc này cũng cho phép xác định tuổi của cây.
5.3.3.4. Xác định tuổi theo dấu hiệu giải phẫu
Phần dưới mặt đất của nhiều loài tạo thành vòng gỗ rất rõ (lớp) đặc biệt cây thuộc thảo, theo số lượng vòng có thể xác định tuổi của nó. Cũng cần nhớ rằng không phải tất cả phần dưới mặt đất của cây thảo là có cấu tạo vòng tương ứng cho từng năm.
Chương 6
NGHIÊN CỨU VẬT HẬU CỦA THỰC VẬT
Những hiểu biết về sự phát triển theo mùa của thực vật gọi là vật hậu - nó là nội dung quan trọng nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật. Những nghiên cứu vật hậu có thể được tiến hành theo loài hay cả quần xã, và nó luôn luôn quan hệ mật thiết với điều kiện môi trường.
Tất cả các yếu tố thuộc môi trường (khí hậu, đất, động vật) ảnh hưởng trên thực vật một cách đồng bộ. Sự phát triển của thực vật phải chịu sự chi phối bởi các yếu tố môi trường ngoài và cả các quá trình bên trong mà nó đã tích luỹ được trong quá trình sống của mình. Để nắm được một cách đầy đủ những quy luật phát triển của thực vật cần nghiên cứu tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của thực vật, sự biến đổi của các yếu tố môi trường nơi mà nó mọc. Để làm tốt điều này đòi hỏi nhiều kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ của vật hậu học không chỉ làm sáng tỏ nguồn gốc các pha thực vật, mà còn phải làm sáng tỏ quan hệ của nó với các nhịp điệu biến động của các hiện tượng tự nhiên.
Vì vậy, ta có thể đưa ra định nghĩa (theo Bâyđờman - 1960) : "Vật hậu học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ các hiện tượng mang tính chu kì trong tự nhiên của thế giới động vật, thực vật với môi trường (khí hậu, đất, chế độ thủy văn)".
Trong nghiên cứu người ta chia ra 2 dạng là vật hậu học của loài và của cả quần xã (vật hậu học quần xã xem chương 9).
Để nghiên cứu vật hậu học của loài bao gồm 2 bước cơ bản : 1. Tổ chức quan sát.
2. Tiến hành quan sát.