xác lập bởi tổ hợp các đặc điểm sinh lí, hoá sinh và hình thái sinh thái của thực vật, trong đó bao gồm tổ hợp sắc tố trong các mô của thực vật, đặc tính lí học của tế bào chất, cấu tạo hệ dẫn, đặc điểm giải phẫu của lá, hình dạng và kích thước của lá, sự sắp xếp của nó, độ sâu phân bố của rễ, sự có mặt hay không của cơ quan dự trữ, nhịp điệu biến động mùa,...
Giá trị của các chỉ số tối ưu thường được di truyền lại. Nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh thuộc quần lạc của loài.
Cấu trúc của thảm thực vật cũng là yếu tố quần lạc của năng suất. Chúng ta chia ra 2 nhóm nhân tố thuộc cấu trúc thảm thực vật, mỗi nhóm sẽ có vai trò khác nhau trong quan hệ với sử dụng tài nguyên môi trường : Nhóm thứ nhất gồm các dấu hiệu của cấu trúc đặc trưng; nhóm thứ hai là cấu trúc thích ứng. Cấu trúc chức năng sẽ được mô tả riêng cho từng yếu tố của môi trường.
Cấu trúc đặc trưng của quần xã được xác định bởi các yếu tố môi trường, do kết quả của sự tác động mà thành và gọi là môi trường thực vật hay môi trường sống (Ramenski, 1938). Cấu trúc đặc trưng bao gồm những chỉ số của đặc tính quần xã thực vật, ảnh hưởng của nó đến môi trường phụ thuộc vào nó. Những đặc điểm đó là : độ cao của phần trên mặt đất, độ đầy cá thể, độ phủ, khối lượng thực vật trên đơn vị thể tích, kích thước cá thể. Sự kéo dài thời kì sinh dưỡng, sinh khối, thành phần lí hoá học của lớp thảm mục.
Cấu trúc thích ứng của quần xã thực vật là mối quan hệ của từng yếu tố với các chỉ số tối ưu của loài, thí dụ, sự khác nhau về ánh sáng, về độ ẩm,... nó được đặc trưng bởi đặc điểm bên trong của quần xã, tác động tới một trường qua bề mặt lá - đồng hoá hay bay hơi qua khả năng hút (qua rễ) khác nhau của từng loài. Mối quan hệ qua bề mặt rõ ràng có liên quan đến các chỉ số khác như độ lớn của nó liên quan đến sinh khối, đến số lượng, đến độ phủ ; Cấu trúc thích ứng được thể hiện khác nhau ở các nội dung như tầng, tầng phiến, các yếu tố khác thuộc cấu trúc bên trong của quần xã.
8.1.4. Loạt giá trị quần lạc của các loại và vấn đề sử dụng tài nguyên môi trường trường
Các loài có mặt trong quần xã với mức độ phong phú khác nhau, có vai trò khác nhau trong kiến tạo quần xã. Vì thế, mỗi loài có giá trị quần lạc khác nhau, từ đó cho phép ta phân định trong giới hạn thành phần của quần xã ra loài ưu thế, loài ưu thế phụ, loài thứ yếu, loài đặc trưng...
Chúng ta biết rằng, giá trị quần lạc của loài được xác lập bởi số lượng cá thể, vì thế những loài có giá trị quần lạc lớn thì có năng suất cao và sử dụng tài nguyên môi trường ở mức lớn hơn, và chúng đóng vai trò lớn trong chuyển hoá quần xã. Những loài có sự biến động về năng suất (từ thấp đến cao) nó thuộc vào hàng loạt những giá trị quần lạc trong quần xã đó.
Khi nghiên cứu quá trình tạo thành năng suất cần không chỉ là độ lớn khối sản phẩm được tạo ra, mà cần phải biết tạo ra được lượng sản phẩm đó nó đã tiêu hết bao nhiêu vật chất và năng lượng. Quan hệ này ở từng loài được gọi là hiệu suất sử dụng tài nguyên môi trường của loài. Hiệu suất sử dụng tài nguyên môi trường của loài được xác định bởi số lượng chỉ phí để tạo ra sản phẩm của thực vật trong khoảng thời gian và không gian xác định, ở nơi thực vật đã tồn tại và số lượng tài nguyên đã đi vào trong khoảng thời gian và không gian đó.
Độ lớn của hiệu suất sử dụng này phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, thí dụ phụ thuộc nguồn tài nguyên đi đến, % được sử dụng bởi thảm thực vật, hệ số hấp thụ trong quan hệ giữa tích luỹ và tiêu thụ... Những quần xã cao đỉnh khí hậu, có cấu trúc thích ứng sẽ có hiệu suất sử dụng môi trường tốt nhất.