Bảo dưỡng động cơ đốt trong

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguồn điện thông tin (Trang 57 - 60)

1. Động cơ đốt trong

1.6.Bảo dưỡng động cơ đốt trong

1.6.1. Bảo dưỡng thường xuyên

Bảo dưỡng thường xuyên là công việc mà người công nhân vận hành phải làm hàng ngày. Ngoài giờ chạy máy, phải thực hiện chế độ kiểm tra và bảo dưỡng như sau:

- Kiểm tra lượng dầu bôi trơn: Mức dầu phải nằm trong khoảng giữa vạch tối đa và tối thiểu trên thước kiểm tra. Nếu lượng dầu thiếu (dưới mức tối thiểu) phải bổ sung, nếu thừa (trên mức tối đa) thì phải xả bớt.

- Kiểm tra nước làm mát (nếu có): Đối với động cơ làm mát bằng nước, việc kiểm tra lượng nước là việc làm quan trọng, vì nếu lượng nước quá ít có thể sẽ gây nóng máy trong quá trình làm việc, thậm chí bó máy dẫn đến cháy hoặc vỡ máy. Do đó, nước làm mát phải đảm bảo luôn đầy, nếu thiếu phải bổ sung. Việc kiểm tra có thể thông qua cơ cấu chỉ thị hoặc kiểm tra trực tiếp bằng cách mở nắp két nước (khi máy ở trạng thái dừng). Phải sử dụng nước sạch để làm mát, tốt nhất là dùng nước cất, không được sử dụng nước sông hoặc nước mưa.

- Kiểm tra nhiên liệu: Việc này có thể thực hiện thông qua cơ cấu chỉ thị hoặc trực tiếp, nếu thấy cạn phải bổ sung. Nên thường xuyên để bình ở trạng thái đầy nhiên liệu để mặt trong của bình được bảo quản (không bị han gỉ). Khi bổ sung nhiên liệu phải lau sạch xung quanh miệng bình chứa để bụi bẩn không có khả năng xâm nhập vào trong bình.

- Kiểm tra độ chắc chắn, độ kín của các loại ống nối, vòi dẫn nhiên liệu, bôi trơn, làm mát (có thể thực hiện bằng máy hoặc bằng mắt thường căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài), nếu thấy hiện tượng rò rỉ phải khắc phục hoặc thay thế.

- Kiểm tra các đai ốc, bulon bên ngoài máy và xiết chặt lại nếu thấy cần thiết. - Kiểm tra mức dung dịch, điện áp, tiếp xúc của ắc quy và dây dẫn (nếu có). 1.6.2. Bảo dưỡng định kỳ

Bước 1: Xác định danh mục các chi tiết, các bộ phận của động cơ cần bảo dưỡng Đối với mỗi loại động cơ, trong hướng dẫn sử dụng bao giờ cũng có danh mục bảo dưỡng riêng. Thông thường căn cứ vào số giờ chạy máy để xác định các chi tiết, bộ phận cần bảo dưỡng như: Sau 50 giờ đầu tiên, sau 100 giờ, sau 250 giờ, sau 400 giờ và sau 100 giờ trở lên.

- Sau 50 giờ đầu tiên: Thay dầu bôi trơn và lọc dầu.

- Sau 100 giờ: Kiểm tra vệ sinh bầu lọc gió, đường nhiên liệu/lần.

Hình : 3.26

- Sau 250 giờ: Thay dầu bôi trơn/lần.

- Sau 400 giờ: Kiểm tra mức dung dịch ắc quy, kiểm tra vệ sinh vòi phun, chế hòa khí/lần.

- Sau 500 giờ: Kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết bầu lọc gió, thay lọc dầu cho động cơ, kiểm tra vệ sinh két nước/lần.

- Sau 1000 giờ: Đo kiểm tra áp suất nén của động cơ, kiểm tra điều chỉnh khe hở xupap, vệ sinh thùng nhiên liệu/lần.

- Sau 2000 giờ: Thay nước làm mát/lần. Bước 2: Bảo dưỡng các chi tiết cho động cơ

- Thay dầu bôi trơn: Công việc này thực hiện sau 50 giờ đầu và 250 giờ chạy máy. Dụng cụ có thể là cờ-lê hoặc tuýp. Trình tự như sau:

+ Vặn ốc xả dầu để xả dầu vào vật chứa (chậu, thùng,..) đến khi hết. + Vặn ốc xả dầu trở lại vị trí đầu, rót dầu mới vào theo lượng quy định. + Kiểm tra lại mức dầu bằng thước thăm dầu, khởi động động cơ vài phút. + Kiểm tra rò rỉ, nếu thấy có hiện tượng phải khắc phục ngay.

+ Dừng động cơ từ 10 đến 20 phút, nếu thấy lượng dầu thiếu phải bổ sung.

- Thay lọc dầu: Công việc thay lọc dầu cho động cơ sau 50 giờ đầu tiên và sau mỗi 500 tiếp theo. Trình tự công việc như sau (Hình 3.26):

+ Tháo lọc dầu, vặn hộp lọc dầu bằng tay ngược chiều kim đồng hồ. + Đưa hộp mới vào

+ Vặn lại như vị trí ban đầu, khi vòng đệm đã tiếp xúc với bề mặt của gioăng thì xiết chặt thêm từ 1/4 đến 1 vòng nữa.

+ Chạy thử kiểm tra, nếu rò rỉ phải khắc phục ngay.

- Bảo dưỡng cốc lọc nhiên liệu: Thực hiện sau 100 và 500 giờ chạy máy, trình tự như sau (Hình 3.27):

+ Vặn khóa nhiên liệu về vị trí đóng. + Tháo vòng hãm, lấy cốc lọc ra.

+ Rửa sạch cốc lọc và các chi tiết bằng xăng (đối với động cơ xăng) hoặc dầu diesel (đối với động cơ diesel).

+ Lắp lại như vị trí ban đầu.

- Bảo dưỡng bầu lọc gió: Thực hiện sau 500 giờ chạy máy, trình tự công việc như sau:

+ Tháo các chi tiết bầu lọc gió, lau sạch các chi tiết, thổi sạch bụi bẩn bằng khí. Nếu bầu lọc gió quá bẩn phải dùng chất tẩy rửa kết hợp với nước để rửa.

+ Sau khi bầu lọc gió đã sạch cần phải lau khô trước khi lắp trở lại.

- Kiểm tra vòi phun: Trên thực, tế có nhiều phương pháp kiểm tra vòi phun, tuy nhiên trong điều kiện sản xuất có thể kiểm tra bằng phương pháp thủ công như sau (Hình 3.28):

+ Đổ đầy dầu vào vòi phun.

+ Để đầu vòi phun vào tờ giấy trắng. + Đẩy thanh răng đến răng cuối cùng.

+ Dùng bàn tay ấn mạnh lò xo cần đẩy piston.

63

Hình 3.27

Hình 3.29: Sơ đồ máy phát điện 3 pha

Hình 3.30: Cấu tạo stato

Vỏ Lõi thép

Dây quấn

+ Xem hình dạng dầu phun trên mặt giấy để xác định tình trạng của vòi phun. Nếu vòi phun bị tắc thì phải tháo rời từng chi tiết, rửa bằng dầu diesel, cạo sạch muội trên miệng vòi phun, dùng đầu kim thép có đường kính bằng đường kính lỗ phun để soi muội trong lỗ phun

+ Rửa lại bằng dầu diesel, lau khô rồi lắp lại.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguồn điện thông tin (Trang 57 - 60)