Vận hành tủ nguồn

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguồn điện thông tin (Trang 82 - 83)

Để vận hành được tủ nguồn ta tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Nhận biết tủ nguồn, nội dung của việc nhận biết tủ nguồn bao gồm các công việc sau:

- Tìm hiểu cấu tạo mặt máy, bao gồm các nút điều khiển, núm điều chỉnh, đồng hồ đo điện áp và dòng điện, các đèn chỉ thị, cảnh báo.

- Tìm hiểu sơ đồ khối và chức năng của từng khối. - Tìm hiểu các thông số kĩ thuật của tủ nguồn.

Bước 2: Kiểm tra tủ nguồn trước khi đưa vào vận hành, công việc kiểm tra bao gồm: - Kiểm tra cơ khí: Kiểm tra các khối linh kiện, các đầu nối, giắc cắm, các đồng hồ đo, đèn báo, công tắc xem có tuột, hỏng, nứt, vỡ không, có tiếp xúc tốt không.

- Kiểm tra những cài đặt trên mạch tủ điều khiển xem có đúng với yêu cầu đặt hàng không? (theo yêu cầu của tải).

Bước 3: Bật công tác “ACIN” và “DC OUT” về vị trí OFF.

Bước 4: Đấu tải vào dây dẫn trên lối ra “DC OUT” theo nguyên tắc dây dương nối trước và đấu ắc quy (nếu có).

LVD SWTICH Open: cắt ACCU Normal: đóng

Bước 5: Cấp điện vào máy và bật công tắc “AC IN” kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của máy bằng cách quan sát các đèn chỉ thị, cảnh báo, nếu có sự cố thì phải kiểm tra và xử lý rồi mới đưa máy vào làm việc.

Bước 6: Bật công tắc “DC OUT” về vị trí “ON” để cấp điện cho tải, chú ý nếu có thiết bị tải cùng sử dụng điện thì không nên bật công tắc cấp cho các thiết bị cùng một lúc, mà bật dần từng thiết bị để tránh gây quá tải đột ngột, sau đó kiểm tra xem dòng tiêu thụ của phụ tải xem có vượt quá dòng điện định mức của tủ nguồn không, nếu có thì phải giảm bớt tải không quan trọng để bảo vệ tủ nguồn không bị quá tải.

Bước 7: Giám sát sự hoạt động của tủ nguồn.

Trong quá trình tủ nguồn làm việc, người vận hành phải thường xuyên theo dõi sự hoạt động của tủ bằng cách giám sát các đèn chỉ thị, cảnh báo và các thiết bị bảo vệ để biết được tình trạng vận hành của tủ nguồn.

Bước 8: Xử lý sự cố thông thường của tủ nguồn.

Mỗi khi xuất hiện các lỗi hay sự cố của tủ nguồn ta phải kiểm tra các chỉ thị cảnh báo, công tắc, cầu chì để xác định sơ bộ về hiện tượng, nguyên nhân, sau đó tiến hành xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguồn điện thông tin (Trang 82 - 83)