Vận hành tổ máy nổ phát điện

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguồn điện thông tin (Trang 63 - 67)

2. Máy phát điện đồng bộ ba pha

2.5.Vận hành tổ máy nổ phát điện

2.5.1. Kiểm tra trước khởi động - Kiểm tra dầu bôi trơn:

Trước khi khởi động phải kiểm tra dầu bôi trơn. Mức dầu phải nằm trong khoảng giữa của hai vạch tối đa và tối thiểu của thước kiểm tra. Nếu thiếu phải bổ xung, nếu thừa phải xả bớt ra.

Khi kiểm tra dầu còn phải kiểm tra xem dầu còn đủ độ sạch không, nếu không đảm bảo thì phải thay dầu mới.

- Kiểm tra nước làm mát (nếu có):

Đối với những động cơ không có bộ phận báo mức nước làm mát thì phải tháo nắp bình chứa ra để kiểm tra. Nếu nước làm mát ở mức thấp thì phải bổ xung. Khi bổ xung, tốt nhất là dùng nước cất, không được sử dụng nước mưa hoặc nước sông.

- Kiểm tra nhiên liệu:

Kiểm tra nhiên liệu bằng cách nhìn vào bộ hiển thị mức nhiên liệu, nếu cạn thì phải bổ xung.

Khi bổ xung nhiên liệu cần chú ý làm sạch bụi bẩn xung quanh chỗ rót nhiên liệu. - Kiểm tra dây cua-roa (nếu có):

Đối với những động cơ công suất vừa và lớn, viêc kiểm tra dây cua-roa là rất cần thiết. Nếu dây bị chùng phải điều chỉnh lại khoảng cách hai trục máy phát - động cơ. Nếu dây có biểu hiện dạn, nứt phải thay ngay.

- Kiểm tra ắc quy (nếu có):

Đối với những tổ máy phát khởi động điện phải chú ý kiểm tra ắc quy trước khi vận hành (mức dung dịch điện phân, cực tính, ...)

- Kiểm tra khoá nhiên liệu:

Trước khi vận hành cần đưa khoá nhiên liệu từ vị trí đóng sang vị trí mở. - Kiểm tra dây nối, vòi dẫn:

Kiểm tra đường dây xem có xước vỏ hay không, những vị trí tiếp xúc có chắc chắn hay không, nếu có thì phải khắc phục ngay.

Kiểm tra tất cả các ống, vòi dẫn, nếu phát hiện có nguy cơ rò rỉ, hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay thế ngay.

- Kiểm tra bảng điều khiển:

Trước khi khởi động, tất cả các công tắc, cầu dao hoặc áp tô mát phải ở vị trí tắt (OFF).

- Kiểm tra độ xiết chặt của các ốc vít: 2.5.2. Khởi động và vận hành

- Khởi động nhân công:

Đối với những động cơ công suất nhỏ thường áp dụng phương pháp khởi động bằng nhân công như: tay quay, dây mềm, cần đạp,...

Trước khi khởi động cần lựa cho trục khuỷu của động cơ vào đúng tầm nén (vị trí mà tay quay, cần đạp hay dây mềm có cảm giác nặng nhất).

- Khởi động điện:

Đối với động cơ khởi động điện (thường dưới dạng nút ấn), ta chỉ được phép ấn nút trong khoảng thời gian 3 đến 5 giây. Nếu động cơ không chạy phải chờ 20 đến 30 giây sau mới được khởi động lại. Không nên khởi động quá 3 lần để tránh hai ắc quy. Nếu sau 3 lần khởi động mà động cơ không chạy thì phải dừng lại tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.

Chú ý:

Khi khởi động nhân công, đối với động cơ có bộ phận giảm áp thì trong quá trình khởi động cần lưu ý ấn nút giảm áp cho đến khi tốc độ động cơ đủ lớn mới đựơc nhả ra.

Đối với động cơ khởi động điện thì khi động cơ đã hoạt động rồi thì không được vặn khoá hay ấn nút khởi động nữa.

Sau khi khởi động, cần kiểm tra các thông sộ: áp lực dầu, nhiệt độ nước làm mát, ... qua các hệ thống chỉ thị.

- Điều chỉnh tần số và điện áp của máy phát:

Sau khi máy đã chạy, cần đo kiểm tra tần số và điện áp của máy phát xem đạt tiêu chuẩn hay chưa

Tần số điện áp với tốc độ không tải phải đạt khoảng 50,2Hz, nếu chưa đạt phải tăng tốc độ động cơ.

Nếu điện áp của máy phát chưa đạt phải điều chỉnh biến trở để đạt yêu cầu. - Đóng tải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi điều chỉnh tần số điện áp của máy phát ổn định, ta đóng áp tô mát sang vị trí mở (ON) để cấp nguồn cho tải.

Quan sát đồng hồ đo dòng (nếu có). Đối với tổ máy phát ba pha, cần đo cả dòng và điện áp trên ba pha. Nếu có sự mất cân bằng giữa các pha thì phải điều chỉnh tải cho phù hợp.

Trong qúa trình chạy máy, công nhân vận hành không được rời khỏi vị trí đặt máy. Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của máy thông qua đồng hồ, đèn báo. Khi nghe thấy tiếng kêu lạ phải kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân, trong trường hợp cần thiết có thể dừng máy để khắc phục

Khi muốn dừng máy ta phải làm tuần tự các thao tác : - Chuyển áp tô mát, cầu dao, công tắc về vị trí tắt (OFF) - Giảm dần tốc độ động cơ

- Vặn khoá động cơ về vị trí tắt (OFF) - Khoá đường nhiên liệu vào động cơ - Lau chùi bảo quản máy

- Ghi lại tình trạng hoạt động của động cơ vào sổ giao ca hoặc báo cáo lại tình trạng kỹ thuật máy cho người quản lý.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày vai trò và các tham số của động cơ đốt trong? 2. Nêu công dụng của các hệ thống chính của động cơ xăng? 3. Nêu công dụng của các hệ thống chính của động cơ diezel? 4. Phân tích nguyên lý hoạt động của động cơ xăng?

5. Phân tích nguyên lý hoạt động của động cơ diezel? 6. Trình bày cấu tạo của máy phát điện đồng bộ 3 pha?

7. Phân tích nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ 3 pha? 8. Nêu quy trình vận hành tổ máy phát điện?

9. Nêu quy trình bảo dưỡng động cơ đốt trong? 10. Nêu quy trình bảo dưỡng máy phát điện?

Một phần của tài liệu Bài giảng Nguồn điện thông tin (Trang 63 - 67)