Ục tiêu của chương trình giám sát môi trường

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh bến tre (Trang 98 - 103)

Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường của nhà máy là thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường, để kịp thời phát hiện những tác động xấu đến môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm chất lượng nước và khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn nước và vào môi trường không khí theo quy định của QCVN hiện hành.

Ni dung ca chương trình giám sát môi trường

Nội dung của chương trình giám sát môi trường bao gồm:

- Giám sát chất thải: giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng của các dòng thải phát sinh từ nhà máy bao gồm: khí thải, tiếng ồn, nước thải ( giám sát như hiện tại) và chất thải rắn: giám sát có tách riêng chất thải rắn nguy hại (lưu trữ và xử lý đúng quy định), chất thải rắn sinh hoạt.

- Giám sát chất lượng môi trường xung quanh bao gồm môi trường không khí, nên thường xuyên giám sát khí tại nguồn (hiện tại tất các công ty khảo sát không thực hiện chương trình giám sát), môi trường nước và môi trường đất.

Công ty nên phối hợp với các cơ quan chuyên ngành môi trường như Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre, công ty Môi trường đô thị, phòng Tài nguyên Môi trường các huyện Ba Tri, Châu Thành, thực hiện tốt chương trình quan trắc, giám sát tối thiểu ba tháng/lần. Số liệu các thông số giám sát phải được lưu lại để tiện theo dõi và đánh giá các diễn biến chất lượng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất.

Ngoài các công tác giám sát trên còn phải thực hiện các công tác kiểm tra sức khỏe và kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng như người dân khu vực xung quanh để phát hiện kịp thời các dịch bệnh có thể xảy ra.

5.2 Các công cụ quản lý

5.2.1 Biện pháp quản lý bằng nghĩa vụ pháp lý và thỏa thuận tình nguyện

Để thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, tỉnh Bến Tre cần có thêm cán bộ chuyên trách về mặt môi trường và nên tổ chức thanh tra đột xuất và thường xuyên hơn nữa các công ty sản xuất trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và ngành chế biến thủy sản trên địa bàn nói riêng về công tác môi trường.

Triệt để thực hiện nội dung quy định Luật bảo vệ môi trường

Thường xuyên bổ sung các văn bản dưới Luật trong đó phải quy định các biện pháp chế tài, tiền đối với các hành động vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Mức phạt thực sự mang tính răn đe và khiến các cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường khó khăn để duy trì hoạt động nếu như không thực thu nghiêm túc Luật.

Trong luật Doanh nghiệp, nên bổ sung chi tiết về trường hợp chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp nếu vi phạm nghiêm trọng về môi trường.

Mặc dầu được soạn thảo và ban hành khá nhiều nhưng khi áp dụng Luật Bảo vệ môi trường còn bộc lộ hàng loạt nhược điểm như: như các văn bản pháp luật không nhất quán, không được sắp xếp theo quan điểm hệ thống được định trước và phải tuân thủ: nhiều quy định chưa chặt, có điểm lạc hậu và nhìn chung, khó có thể thực hiện được trên thực tế. Do đó khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường cần đi đôi với thực tế.

Công tác bảo vệ môi trường rất quan trọng, không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất. Do vậy cần có các quy định thật cụ thể và bắt buộc, cần thiết trong mỏi công ty phải có một bộ phận chuyên trách về môi trường. Để công tác bảo vệ môi trường đạt

được hiệu quả cao cần thiết phải ban hành các chính sách, các quy định có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ môi trường của mọi người trong công ty.

5.2.2 Bin pháp qun lý bng công c kinh tế

Khuyến khích công nhân thực hiện “sản xuất giỏi, sản xuất vệ sinh, sản xuất tiết kiệm” bằng chế độ lương thưởng, hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nước rửa, tiết kiệm nguyên liệu chế biến, không để phế phẩm, sản phẩm rơi vãi xuống sàn nhà. Công ty nên có biện pháp xử lý phù hợp đối với công tác bảo vệ môi trường như: đánh dấu vào sổ chấm công để trừ lương tùy theo số lần nhắc nhở và mức độ vi phạm của công nhân cả trong và ngoài phân xưởng sản xuất về các lỗi; xả rác, khạc nhổ bừa bãi, thiếu ý thức vệ sinh chung

Có thể áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Hiện tại mức phạt đối với các Doanh nghiệp chỉ quy đinh mức cao nhất không quá 100 triệu đồng và thông thường chỉ ở mức 20-50 triệu đồng, do đó Doanh nghiệp sẵn sàng chị phạt mà không muốn đầu tư thiết bị xử lý môi trường trị giá hàng tỷ đồng.

Có thể giảm thuế trong một thời gian cho các Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác Bảo vệ môi trường.

Địa phương nên có hình thức cho các Doanh nghiệp vay vốn ưu đải để đầu tư xây dựng các hạng mục Bảo vệ môi trường.

Ngoài ra Uỷ ban Nhân Dân - Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre có thể kết hợp tiếng hành thu phí môi trường của các công ty dựa trên mức độ ô nhiễm và công suất sản xuất của nhà máy đó. Việc thu phí phải được công khai và công bố một cách rõ ràng. Số tiền thu được từ phí môi trường này chỉ dùng cho việc giám sát quản lý hành chính đối với môi trường, không được dùng cho mục đích xây dựng hay đầu tư cho các hạng mục khác. Có thể lập nên các quỷ môi trường để hỗ trợ cho các công ty trong việc xây dựng hệ thống cải tạo môi trường hay thực hiện sản xuất sạch hơn.

+ Khuyến khích các công ty chế biến thủy hải sản phấn đấu để đạt được danh hiệu Nhãn sinh thái (hay gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) được dán lên sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường khi sử dụng sản phẩm. “Nhãn sinh thái” là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ là có đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái và chưa có tổ chức đánh giá và cấp nhãn sinh thái chính thức. Việc áp dụng nhãn sinh thái hiện đang trong giai đoạn khuyến khích chứ chưa có quy định bắt buộc, cũng như chưa có tiền lệ dán nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu (có nhu cầu) và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa (thuộc đối tượng cấp nhãn) của Việt Nam sẽ được cấp nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024. Đây là cơ sở và định hướng quan trọng để các doanh nghiệp phấn đấu vì một nền sản xuất sạch và cho ra đời các sản phẩm hàng hóa an toàn.

Nhãn sinh thái này được áp dụng thí điểm từ 2009 và dự kiến năm 2011 sẽ mở rộng trên toàn quốc và do Tổng Cục Môi trường đứng đầu và kiểm soát quá trình cấp nhãn sinh thái cũng như chỉ định thành lập tổ chức có chức năng cấp nhãn sinh thái cho các Doanh Nghiệp. Đây là một lối mở để các công ty trong ngành thủy hải sản nên có những hướng đi và cùng bàn bạc và đưa ra các vầ chất lượng sản phẩm giúp Doanh Nghệp giải pháp để các sản phẩm luôn đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới. trong đó công tác Bảo vệ môi trường thong qua nhãn sinh thái là không thể bỏ qua.

5.2.3 Bin pháp đào to, nâng cao nhn thc

Các ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bến Tre, như Đoàn Thanh Niên, Sở Tài Nguyên Tỉnh - Phòng Tài Nguyên & Môi trường các huyện cần kết hợp Sở Văn hoá Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo Dục... để phổ cập các kiến thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ nhân viên trong nhà máy.

- Tổ chức các chương trình văn nghệ kết hợp với việc tuyên tuyền, tập huấn, hội thảo nhằm phổ biến các kiến thức về môi trường và phản ánh kịp thời các phản hồi của cộng đồng.

+ Tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đội SXSH. Đồng thời có những đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển nguồn lực phù hợp với sự hoàn thiện liên tục của các giải pháp SXSH.

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho người lao động để nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức trách nhiệm trong duy trì thực hiện tốt chương trình SXSH cũng như các vấn đề về Bảo vệ môi trường.

Từ đó dần thực hiện việc hoàn thiện kỹ thuật thông qua việc nhập các công nghệ chế biến hải sản tiên tiến của nước ngoài nhằm hạn chế ô nhiễm các nguyên liệu và hóa chất độc hại.

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 6.1 Kết luận

Sau thời gian khảo sát hiện trạng môi trường tại một số nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Nhìn chung, tại bốn nhà máy thuộc khu vực khảo sát trong quá trình hoạt động nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, các hợp chất của N, P và các vi sinh vật gây bệnh. Sự ô nhiễm này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sử dụng công nghệ lạc hậu và chưa trang bị hệ thống xử lý đúng kỹ thuật.

- Các công ty sản xuất thủy hải sản hầu như chưa quan tâm đến việc xử lý khí thải tại nguồn.

- Vần đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ chuyên trách môi trường tại các nhà máy không có chuyên môn, vận hành hệ thống theo kiểu đối phó

- Vì vậy công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các công ty chế biến thủy hải sản cần phải thắt chặt hơn và hoàn thiện hơn.

6.2 Kiến Nghị

Các giải pháp bảo vệ môi trường cho nhà máy cần tập trung trước hết vào những biện pháp SXSH. Theo nghiên cứu, chỉ cần áp dụng các giải pháp SXSH ở mức độ đơn giản thì sẽ giảm được ít nhất 30% tải lượng các chất ô nhiễm và tiết kiệm được 20% nguyên liệu và năng lượng. Các công ty cần phấn đấu hơn nữa để thực hiện ISO 1400 và duy trì tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản.

Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng triệt để các biện pháp SXSH thì nhà máy vẫn phải áp dụng các giải pháp xử lý cuối, đặc biệt là các giải pháp về xử lý nước thải.

Đào tạo cán bộ môi trường, mỗi nhà máy ít nhất phải có 1 cán bộ môi trường, không theo kiểu kim nhiệm. Để thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, tỉnh Bến Tre cần tang cường cán bộ chuyên trách về mặt môi trường và nên tổ chức thanh tra đột xuất và thường xuyên hơn nữa các công ty sản xuất về công tác môi trường.

Chính quyền địa phương cần có biện pháp di dời các các công ty nằm trong khu vực cư dân, những côn ty công nghiệp gây ô nhiễm nằm xen trong khu dân cư cần phải di dời vào các khu công nghiệp (KCN).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo giám sát môi trường của Công ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre

2. Báo cáo giám sát môi trường của Công ty CP thủy sản Bến Tre

3. Báo cáo giám sát môi trường taocủa Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri

4. Báo cáo giám sát môi trường của Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre.

5. Bộ thủy sản, (2000). Báo cáo Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong công nghệp Chế biến thủy sản, Hà Nội.

6. Bộ thủy sản, (2003), báo cáo hiện trạng môi trường ngành thủy sản 2002.

7. Báo cáo tổng hợp dự án” Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2006 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”

8. Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản, (2001). Đánh giá sản xuất sạch hơn trong chế biến cá. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Lệ Diệu, (1997). Nguyên liệu thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp.

10.Số liệu quan trắc của tỉnh Bến Tre.

11.Rapid Environ Mental Assessment, WHO, 1999

12.Sở thủy sản Bến Tre

13.Hoàng Huệ, Trần Đức Hạ, (2002), Xử lý nước thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

14. Giáo trình tính toán kỹ thuật nhiệt lò hơi công nghiệp, tập 1, NXB: KH- KT, Hà Nội, 1985

15.Hiện trạng môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bến Tre- Trung Tâm kỹ thuật Môi trường- CEE

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh bến tre (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)