C ụm thiết bị tuyển nổi áp lực: Đặc thù trong nước thải các nhà máy chế biến cá
d. Hiện trạng nước thải tại nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri-Bến Tre
5.1.2 xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn mà các nhà máy chế biến thủy hải sản nên quan tâm thực hiện
sản nên quan tâm thực hiện
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
• Cải thiện hiệu suất sản xuất.
• Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn. • Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.
• Giảm ô nhiễm.
• Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
• Tạo nên hình ảnh về Doanh Nghiệp tốt hơn, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
• Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn cho các nhân làm việc trong Doanh Nghiệp.
Từ những thực tế khảo sát được và thấy được lợi ích của việc sản xuất sạch hơn, giải pháp hiệu quả đề xuất cho các nhà máy chế biến thủy hải sản tạị tỉnh Bến Tre là áp dụng chương trình Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong sản xuất cho Công ty thuộc khu vực khảo sát. Hiện tại, các công ty này chỉ mới đạt được ISO 9001:2008 và chỉ đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn hiện hành của ngành thủy sản Việt Nam (tương đương với các Quy định số: 852/2004/EC, 853/2004/EC của Hội đồng Châu Âu và quy định về GMP, SSOP, HACCP, của Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ tại 21CFR 110, 123) trong quá trình sản xuất và sản phẩm. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho công tác quản lý theo ISO 14001 dễ dàng hơn. Ngoài ra, áp dụng các giải pháp SXSH còn giúp nhà xưởng được bố trí hợp lý hơn,
đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, môi trường làm việc cũng được cải thiện rõ rệt, sức khỏe người lao động được đảm bảo tốt hơn. Một số giải pháp thuộc chương trình SXSH mà các nhà máy có thể dễ dàng thực hiện gồm:
+ Thay thế mặt bàn phẳng thành mặt bàn nghiêng
Mặt bàn phẳng trong quá trình sản xuất của các nhà máy trong khu vực khảo sát gây tốn nhiều nước để rữa hơn mặt bàn nghiêng, do vậy cần xem xét thiết kế và thay thế mặt bàn phẳng bằng mặt bàn hơi nghiêng (10o) để trong quá trình chế biến, các chất nhớt, máu, mỡ… thu gom dễ hơn và nhanh hơn, khi xịt nước để rửa mặt bàn thì với mặt bàn có độ dốc, nước sẽ trôi nhanh và sạch hơn nên tiết kiệm được nước, giảm bớt lượng nước thải phát sinh.
+ Cải tạo hệ thống thoát nước trong phân xưởng nhằm thu hồi mỡ cá.
Đa số các công ty trong phân xưởng có hệ thống cống ngầm để thoát nước thải, sau đó chảy vào hố ga trong phân xưởng và tập trung ở hố gom bên ngoài phân xưởng chế biến. Do nước thải từ quá trình chế biến có rất nhiều mỡ, đóng bám trên hệ thống cống ngầm gây tắc nghẽn. Do vậy nên thay thế cống ngầm bằng cống nổi trong phân xưởng nhằm thu gom triệt để các cặn mỡ trên mặt cống và phân công công nhân thu hồi mỡ tại hố thu nước thải bên ngoài xưởng. Việc thực hiện giải pháp cho phép thu hồi được nhiều cặn mỡ hơn, giảm chi phí thông cống hàng tháng, giảm chi phí hóa chất khử mùi hôi do các chất béo phân hủy sinh học, giảm mùi hôi cho môi trường xung quanh, cải thiện vệ sinh cho phân xưởng chế biến; giảm tải lượng các chất mỡ, ô nhiễm trong nước thải.
+ Sử dụng vòi phun áp lực cao bằng nước và khí nén kết hợp thay vì rửa sàn nhà bằng xô chậu trong vệ sinh nhà xưởng.
Trong quá trình vệ sinh nhà xưởng, lượng nước sử dụng thường rất lớn, gây lãng phí nước và đồng thời tạo gánh nặng cho hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy nên sử dụng vòi phun áp lực cao bằng nước và khí kết hợp thay vì dùng xô, chậu chùi rửa sàn nhà nhằm tiết kiệm tối đa lượng nước rửa, mà vẫn đảm bảo vệ sinh cho khu vực chế biến. + Bố trí khay đựng phụ phẩm, lưới chắn để thu hồi phụ phẩm:
Phụ phẩm trong quá trình chế biến bao gồm vỏ, đầu, tôm; vây vảy, nội tạng cá; da, mai mực…Trong quá trình chế biến, nếu không thu hồi triệt để, các phụ phẩm có thể rớt xuống sàn nhà, trôi vào hệ thống cống thoát nước, làm thất thoát phụ phẩm thu hồi được. Mặt khác phế phẩm thất thoát nhiều có thể làm tắc nghẽn cống, tăng hàm lượng các chất hữu lơ lững và chất hữu cơ trong nước thải, từ đó gián tiếp làm tăng chi phí xử lý nước thải hoặc không thể xử lý nước thải đạt mức thiết kế. Vì thế đưa ra một số biện pháp có thể cải thiện lượng phụ phẩm thu hồi mà các Doanh Nghiệp dễ dàng làm được: phân công
miệng cống thoát nước; thường xuyên thu hồi lượng chất thải rắn tại đó. Như vậy sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng các chất hữu cơ phân hủy trong nước thải, từ đó có thể giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải.
Các giải pháp hạn chế ô nhiễm và tiếng ồn.
Nhằm hạn chế tối đa các tác động về khí thải, tiếng ồn trong hoạt động sản xuất của nhà máy, một số giải pháp cụ thể sau nên được thực hiện:
+ Thường xuyên bảo dưỡng các phương tiện máy móc.
+ Xử lý mùi tanh bằng cách chọn lựa nguyên liệu đủ tươi, lạnh và sạch, trang thiết bị dụng cụ sạch sẽ, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp khu vực sản xuất.
+ Luôn đảm bảo vệ sinh thông thoáng nhà xưởng, khơi thông cống rãnh không để ứ đọng nước.
+ Việc sử dụng hóa chất khử trùng tẩy rửa cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khu vực sản xuất và xung quanh. Vì vậy cần chú ý: thiết kế phòng vệ sinh thiết bị, dụng cụ riêng, biệt lập, hoặc dùng bơm hút, quạt hút khí thải ra ngoài, tránh khuếch tán ra nơi có nhiều công nhân làm việc. Sử dụng hóa chất đúng liều lượng, đúng quy cách và phải được quản lý chặt chẽ.
Giảm thiểu tiếng ồn
Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị hoạt động, để giảm tiếng ồn cần chú ý: đầu tư đổi mới các phương tiện vận chuyển, sử dụng đá vảy thay vì đá cây để làm lạnh; sử dụng nguyên liệu đúng với chủng loại phương tiện vận chuyển.
Giảm thiểu tác động tới môi trường làm việc, sức khỏe công nhân:
Cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động của công nhân trong nhà máy là một vấn đề lớn, do đặc thù của ngành nghề sản xuất nên những người lao động trong khu vực CBTS thường xuyên phải chịu tác động của các yếu tố vi khí hậu, vật lý, hóa học… các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe và sự phát sinh bệnh tật của người lao động. Những bệnh xuất hiện phổ biến của công nhân như: viêm da đầu chi, loét kẽ, ngón, bàn tay chân, cước đầu chi, viêm quanh móng, nấm móng.
Với những đặc trưng nghề nghiệp trong sản xuất, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực do môi trường làm việc gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân:
+ Tổ chức lao động hợp lý, bố trí ca tránh kéo dài thời gian lao động nhiều giờ để người lao động có thời gian phục hồi sức khỏe.
+ Tăng cường thông thoáng cho các khu làm việc như: giảm nồng độ hơi khí độc, giảm độ ẩm không khí bằng các biện pháp kỹ thuật như tăng số lượng quạt thông gió.
+ Tăng cường độ chiếu sáng cho các bàn chế biến, đặc biệt khu định hình, khu vận hành máy lạnh, kho bảo quản thành phẩm, hành lang nhằm khắc phục thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến mắt.
+ Những lao động trực tiếp bị mắt các bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp đặc trưng cần được nghỉ ngơi chữa khỏi mới tiếp tục làm việc; thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ; đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho các lao động trong các thời điểm tăng ca, tăng giờ.
+ Đặc biệt tăng cường các trang thiết bị bảo hộ lao động đặc dụng cho công nhân làm việc trực tiếp ở những nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe.
+ Quy định các thao tác, các bước tiến hành trước khi vào phân xưởng; quy định thao tác trong sản xuất; quy định các quy phạm trong sản xuất các loại mặt hàng. Cán bộ, công nhân viên đều phải tuân thủ nghiêm túc các quy định này.
Có chính sách thưởng, tăng lương cho cán bộ công nhân viên đưa ra những ý kiến đóng góp hay nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất.
+ Quy định trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty phải giữ gìn sạch sẽ cho nơi làm việc, phòng thay đồ, nơi nghỉ ngơi, cảnh quan xung quanh... Phải biết nhắc nhở nhau giữ vệ sinh theo quy định, không xả rác bừa bãi.