Số liệu từ thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình giai đoạn 17-19 của tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn

Một phần của tài liệu thực tiễn hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)

đó hòa giải thành 115 vụ, đạt tỉ lệ 39,25%.

Năm 2018, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã giải quyết 280 vụ, trong đó hòa giải thành 135 vụ, đạt tỉ lệ 48,21%.

Năm 2019, Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã giải quyết 248 vụ, trong đó hòa giải thành 133 vụ, đạt tỉ lệ 53,62%.

Tuy nhiên, tỷ lệ hòa giải thành đoàn tụ so với công nhận sự thỏa thuận của đương sự còn thấp, cụ thể:

Số vụ án hôn nhân gia đình hòa giải thành đoàn tụ năm 2017 là 24 vụ, chiếm tỉ lệ 8,19%; năm 2018 số vụ án hòa giải thành đoàn tụ là 27 vụ, chiếm tỉ lệ 9,64 %,

20 Số liệu từ thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình giai đoạn 2017-2019 của tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn dân quận Ngũ Hành Sơn

năm 2019 số vụ án hòa giải thành đoàn tụ là 29 vụ, chiếm tỉ lệ 11,69% . Trong khi đó, năm 2017 số vụ án công nhận sự thỏa thuận của đương sự là 91 vụ, chiếm tỉ lệ 31,06%; năm 2018 là 108 vụ, chiếm 38,57%; năm 2019 là 104 vụ, chiếm tỉ lệ 41,93% . Qua đó, có thể thấy tuy các đương sự đã thỏa thuận được với nhau việc giải quyết các tranh chấp những họ vẫn ly hôn rất nhiều, không đạt được mục đích sau cùng của hôn nhân.

Bên cạnh đó, số vụ án hôn nhân gia đình hòa giải không thành vẫn còn cao, mặc dù có giảm qua các năm nhưng tỉ lệ giảm vẫn còn thấp, cụ thể:

Năm 2017, tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã giải quyết 293 vụ, trong đó hòa giải không thành 128 vụ, chiếm tỉ lệ 43,68%

Năm 2018, tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã giải quyết 280 vụ, trong đó hòa giải không thành 117 vụ, chiếm tỉ lệ 41,78%

Năm 2019, tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn đã giải quyết 248 vụ, trong đó hòa giải không thành 113 vụ, chiếm tỉ lệ 45,56%.

Kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải của các Thẩm phán ngày càng được nâng cao. Thẩm phán đã vận dụng những kinh nghiệm sống của mình trong quá trình hòa giải. Họ nghiên cứu hồ sơ, thông qua lời khai của đương sự để tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn. Từ đó, phân tích các quy định pháp luật có liên quan cho đương sự nắm rõ, phân tích những điểm đúng sai của mỗi bên, để họ nhận ra bản chất của vấn đề, tìm ra tiếng nói chung và thống nhất thỏa thuận được với nhau. Ngoài ra, các Thẩm phán còn luôn tích cực, kiên trì và mềm dẻo phân tích nhằm đánh vào tâm lý của mỗi bên giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn về vụ án, đi đến thỏa thuận với nhau.

Đồng thời, các đương sự cũng đã tích cực, quan tâm lắng nghe sự phân tích của Thẩm phán. Nhờ đó sau khi được thẩm phán phân tích các quy định pháp luật và những điểm đúng sai của bản thân, các đương sự đã hiểu ra mục đích sau cùng của hôn nhân, những hệ lụy có thể xảy ra sau ly hôn. Sự hợp tác của đương sự đã giúp cho công tác hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình đạt được mục đích hòa giải và tỉ lệ hòa giải thành cao.

Nhìn chung, công tác hòa giải tại tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong đợi. Công tác hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình hiện nay có nhiều thuận lợi tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi thì công tác hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình của tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng cũng gặp một số khó khăn nhất định như sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật về hòa giải trong tố tụng dân sự nói chung và hòa giải hôn nhân gia đình nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập

Hệ thống văn bản pháp luật chưa thống nhất, hoàn thiện. Một số vấn đề liên quan đến công tác hòa giải chưa được hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt là hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định riêng, dẫn đến việc các Thẩm phán bị lúng túng khi áp dụng các quy định pháp luật này, làm hạn chế hiệu quả của công tác hòa giải.

Thứ hai, đối với Thẩm phán

Pháp luật được sửa đổi bổ sung dẫn đến thẩm quyền của Tòa án được mở rộng, số lượng các vụ việc phải thụ lý và giải quyết của Tòa án cũng tăng lên dẫn đến tình trạng quá tải, tạo áp lực cũng như gánh nặng công việc rất lớn cho cán bộ Tòa án. Do đó, dẫn đến việc dành thời gian công sức cho công tác hòa giải của một số Thẩm phán còn hạn chế. Đồng thời, một số đương sự có thái độ bất hợp tác, làm cho việc tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn, tâm tư nguyên vọng, mối quan hệ giữa các đương sự và các thông tin cần thiết khác của Thẩm phán trở nên khó khăn hơn dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác hòa giải.

Mặt khác, công tác hòa giải phải được tiến hành trong giờ hành chính, tại trụ sở Tòa án làm cho các bên đương sự không thể linh hoạt về thời gian, địa điểm dẫn đến một số đương sự không đến tham gia hòa giải được.

Thứ ba, một số đương sự có thái độ bất hợp tác, gây khó khăn cho công tác hòa giải.

Bên cạnh những đương sự tích cực mong muốn hòa giải thì cũng có nhiều đương sự khi tiến hành hòa giải lại không phối hợp, không chịu lắng nghe phân tích của Thẩm phán. Thậm chí một số đương sự còn vắng mặt không tham gia phiên hòa giải, dẫn đến việc hòa giải bị trì hoãn. Có nhiều đương sự cố tình gây khó khăn cho Tòa án như: không nhận giấy thông báo triệu tập, không có mặt tại nơi cư trú dẫn đến Tòa án không thể tống đạt được giấy báo phiên hòa giải. Có nhiều trường hợp, do sợ tốn kém chi phí đi lại, tốn thời gian các đương sự đã đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải, dẫn đến không thể tiến hành hòa giải vụ án được.

Ngoài ra, đối với vụ án có nhiều đương sự, khi được Tòa án triệu tập một số đương sự vắng mặt nhưng lại không ủy quyền cho người đại diện tham gia phiên hòa giải dẫn đến Tòa án phải mở phiên họp nhiều lần mà vẫn không tiến hành hòa giải được.

Đồng thời, có nhiều trường hợp mâu thuẫn giữa các đương sự quá lớn, không thể ngồi lại hòa giải được, họ đã bỏ về mà không ký tên vào biên bản hòa giải, do đó phải đưa vụ án ra xét xử.

Thứ tư, về cơ sở vật chất của Tòa án còn hạn chế

Theo như thống kê ta thấy Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn có số lượng án hôn nhân gia đình lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa có phòng hòa giải riêng mà việc hòa giải phải tổ chức tại phòng làm việc của Thẩm phán, phòng họp của cơ quan. Điều này làm cho công tác hòa giải thiếu tính chuyên nghiệp và gây ra nhiều bất tiện, tạo cảm giác không thỏa mái cho các đương sự.

2.2.3. Một số ví dụ về hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Ví dụ về vụ án hôn nhân gia đình được hòa giải thành

Vụ án “Tranh chấp ly hôn, nuôi con chung” thụ lý số: 18/2020/TB-TLVA ngày 03 tháng 01 năm 2020.

Nội dung tóm tắt vụ án:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực tiễn hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 30)