- Nguyên đơn: Bà Đặng Thị Hiền Trâ n sinh năm 1983; địa chỉ: Tổ 24, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
DÂN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình
3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình
Thứ nhất, bổ sung nguyên tắc tiến hành hòa giải quy định tại điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự
Ngoài hai nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cần bổ sung nguyên tắc tích cực, kiên trì, mềm dẻo trong công tác hòa giải.Việc hòa giải đối với các vụ án hôn nhân gia đình không chỉ nhằm mục đích đạt được sự thỏa thuận giữa các đương sự mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa các đương sự, giúp họ đoàn tụ lại với nhau.
Do đó, đòi hỏi người hòa giải cụ thể là thẩm phán ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình hòa giải còn phải kiên trì, mềm dẻo và đặc biệt là phải tích cực để giúp các đương sự giảm bớt những mâu thuẫn về việc tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán cần tìm hiểu nội dung của vụ án, tìm những nguyên nhân xảy ra tranh chấp, tìm hiểu và nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của các đương sự. Thẩm phán cần linh hoạt trong quá trình hòa giải, cần né tránh những vấn đề không thể hòa giải được của các đương sự, để không làm tăng thêm mâu thuẫn, dẫn đến tốn thời gian của các đương sự. Khi hòa giải, Thẩm phán cần kiên trì, mềm dẻo phân tích những qui định của pháp luật có liên quan đến vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn, giúp các đương sự nhận ra những điểm đúng sai của bản thân họ, từ đó giúp họ có được những quyết định đúng đắn trong việc thỏa thuận.
Thứ hai, về phạm vi hòa giải
Theo qui định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể Khoản 2 Điều này qui định về trường hợp đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng thì sẽ không tiến hành hòa giải được, đây cũng chính là điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Pháp luật qui định đương sự vì có lý do chính đáng nên không thể tham gia hòa giải được. Tuy nhiên, việc quy định như thế nào là lí do chính đáng lại chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Từ đó, làm cho các Thẩm phán bị lúng túng và khó khăn trong việc xác định được lý do của đương sự là có chính đáng hay không.
Thêm vào đó, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc nếu đương sự không tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng nhưng sau đó họ đề nghị tòa án mở lại phiên hòa giải thì Tòa án có mở lại phiên hòa giải đó cho họ thỏa thuận, thương lượng với nhau hay không.
Do đó, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định như thế nào là lý do chính đáng dẫn đến việc đương sự không thể tham gia hòa giải được và cần xem xét việc đương sự có thể yêu cầu Tòa án mở lại phiên hòa giải nếu họ vắng mặt vì có lý do chính đáng trước khi tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không.
Thứ ba, về thành phần phiên hòa giải
Tại khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự, cần quy định rõ việc yêu cầu hoãn phiên hòa giải: chỉ cần một trong số các đương sự có mặt yêu cầu hoãn hay tất cả các đương sự có mặt yêu cầu hay phải lấy ý kiến số đông để quyết định việc yêu cầu này thì Thẩm phán sẽ hoãn phiên hòa giải. Và việc hoãn phiên hòa giải này được diễn ra bao nhiêu lần. Có hạn chế về số lần hoãn phiên hòa giải này hay không. Thêm vào đó, cần có văn bản hướng dẫn như thế nào là “không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”.
Thứ tư, về việc thông báo phiên hòa giải
Cần có quy định đối với trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần đầu nhưng các đương sự vắng mặt thì khi nào tiến hành phiên hòa giải tiếp theo. Có tối đa bao nhiêu lần hòa giải21.
Cần có các quy định hướng dẫn cụ thể về “tính cần thiết” tại Khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để cho Thẩm phán có thể xác định tính cần thiết khi tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan đến vụ án hôn nhân gia đình.
Thứ năm, về thủ tục tiến hành hòa giải
Tại Khoản 3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cần quy định cụ thể kể từ khi kết thúc phiên hòa giải bao nhiêu ngày thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho người được triệu tập vắng mặt.
Bên cạnh việc sửa đổi và bổ sung những quy định pháp luật hiện hành sao cho phù hợp với thực tiễn giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình hiện nay thì pháp luật tố tụng dấn sự cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn riêng về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình, vì các vụ án hôn nhân gia đình là một vụ án dân sự có tính chất riêng biệt bởi trong quan hệ hôn nhân gia đình yếu tố tình cảm là yếu tố quan trọng, chi phối mối quan hệ hôn nhân gia đình. Do đó, cần có quy định riêng về trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình để điều chỉnh cho phù hợp.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình
Bên cạnh các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, để nâng cao chất lượng hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình, cần thực hiện một số giải pháp dưới đây để công tác hòa giải đạt hiệu quả cao hơn:
21 Quốc Hội, Những khó khăn vướng mắc trong hoạt động hòa giải Tố tụng dân sự, http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?
Thứ nhất, tổ chức công tác hòa giải theo tinh thần mới, mục đích của việc hòa
giải không phải là việc ai thắng, ai thua mà là nguyện vọng của hai bên đương sự, tìm được phương án giải quyết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của hai bên. Do đó, Tòa án cần tìm ra các phương pháp cụ thể giúp công tác hòa giải đạt hiệu quả cao:
Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Thẩm phán, tạo điều kiện thuận lợi để Thẩm phán có thể hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Cần tăng cường công tác giáo dục, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật và phổ biến thường xuyên, kịp thời các văn bản pháp luật mới cho Thẩm phán, thư ký.
Đồng thời, tổ chức các cuộc họp, tổng kết thường xuyên, tuyên dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt và phê bình, rút kinh nghiệm kịp thời, đề ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả hòa giải22.
Thứ hai, với mỗi Thẩm phán
Cần phải tích cực, kiên trì, mềm dẻo, có trách nhiệm trong công tác hòa giải, phải nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải. Đặc biệt trong hòa giải vụ án hôn nhân gia đình, ngoài việc nắm vững các quy định của pháp luật, Thẩm phán cần có kinh nghiệm trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, không phải Thẩm phán nào cũng có kinh nghiệm và kỹ năng trên. Thông thường, khi hòa giải các vụ án ly hôn, các Thẩm phán đã lập gia đình, có nhiều kinh nghiệm xã hội hòa giải thì khả năng hòa giải đạt kết quả cao hơn là khi giao cho các Thẩm phán còn quá trẻ, chưa lập gia đình.
Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho các Thẩm phán23. Mỗi năm, ngành Tòa án tiến hành mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tuy nhiên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiến hành hòa
22 Báo Vĩnh Phúc, Chú trọng công tác hòa giải trong các vụ án dân sự, http://baovinhphuc.com.vn/phap-luat/52003/chu-trong-cong-tac-hoa-giai-trong-cac-vu-an-dan-su.html, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2020. luat/52003/chu-trong-cong-tac-hoa-giai-trong-cac-vu-an-dan-su.html, truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2020.