- Nguyên đơn: Bà Đặng Thị Hiền Trâ n sinh năm 1983; địa chỉ: Tổ 24, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
23 Chỉ thị 04/2017 CT-CA
giải hầu như không có. Do đó, cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác, thủ tục hòa giải vụ án dân sự nói chung cũng như các vụ án hôn nhân gia đình nói riêng cho các Thẩm phán.
Ngoài việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các Thẩm phán cần có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực, kiên trì và mềm dẻo trong công tác hòa giải, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình khi tiến hành hòa giải. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán cần tôn trọng ý kiến của mỗi bên, để thời gian cho họ nói rõ quan điểm, tâm tư nguyện vọng của mình. Đặc biệt, trước khi tiến hành hòa giải, mỗi thẩm phán cần xây dựng kế hoạch cụ thể và kỹ lưỡng đối với từng vụ án để công tác hòa giải đạt hiệu quả cao.
Thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án cần hòa giải, nghiên cứu nắm rõ hồ sơ vụ án, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp của các đương sự, mức độ, tính chất của tranh chấp, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp và yêu cầu của từng bên. Từ đó, tìm ra cách giải quyết thích hợp, phù hợp với nguyện vọng của các bên, giúp các đương sự thống nhất thỏa thuận, góp phần làm cho công tác hòa giải đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, trước khi hòa giải có thể gặp trước từng bên để tìm hiểu rõ tâm tư, nguyên vọng của mỗi bên hoặc có thể phối hợp với chính quyền địa phương nơi đương sự sinh sống, cơ quan đoàn thể nơi đương sự công tác để hòa giải tới cùng vụ việc24.
Trong các vụ án ly hôn, nếu thấy hai bên vợ chồng có khả năng đoàn tụ cao thì Thẩm phán nên sắp xếp để họ hòa giải ngay, bởi trường hợp này có thể họ sẽ suy nghĩ và thay đổi ý định ly hôn, khả năng đoàn tụ rất cao. Nếu thấy hai bên vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, tạm thời chưa tìm được tiếng nói chung thì Thẩm phán cần tìm hiểu rõ lý do mâu thuẫn, nguyện vọng của mỗi bên để có những biện pháp thích hợp giúp họ có thể thỏa thuận được, lúc đó mới đưa ra hòa giải. Muốn vậy, Thẩm phán cần kiên trì, tích cực, tránh tình trạng chỉ hòa giải cho đủ thủ tục.
Cần phải có kỹ năng hòa giải, giao tiếp tốt, luôn biết lắng nghe, chia sẻ và cảm thông với khó khăn của đương sự để có thể giúp họ hóa giải những mâu thuẫn. Biết
24 Báo Thanh hóa, Tòa án nhân dân các cấp: Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc dân sự, http://baothanhhoa.vn/phap-luat/toa-an-nhan-dan-cac-cap-nhieu-giai-phap-nang-cao-chat-luong-giai- sự, http://baothanhhoa.vn/phap-luat/toa-an-nhan-dan-cac-cap-nhieu-giai-phap-nang-cao-chat-luong-giai- quyet-cac-vu-viec-dan-su/102560.htm?
fbclid=IwAR0FtO48rrJ5XalcoktUECFRVzuf0KjGu4G_DUh78E9JC9Z7JHUn1YVitc8, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.
nắm bắt tâm lý của các bên, tìm hiểu, phân tích sự việc sao cho hợp lý, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của các bên, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để cả hai bên có thể chấp nhận thỏa thuận với nhau.
Ngoài ra, các Thẩm phán cần phối hợp chặt chẽ với các cá nhân tổ chức có liên quan đến các vụ án hôn nhân gia đình như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, hội liên hiệp Phụ nữ25.
Bên cạnh đó, cần quan tâm, sắp xếp lại các công việc của Thư ký Tòa án, bởi ngoài thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của Thư ký Tòa án như chuẩn bị các công tác nghiệp vụ diễn ra trước phiên tòa, ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, thực hiện cấp tống đạt cho các đương sự, đi xác minh thông tin,…Việc quá tải công việc đối với thư ký cũng là một trong những khó khăn cho công tác giải quyết các vụ án nói chung và hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình nói riêng. Vì vậy, cần sắp xếp các viên chức khác thực hiện các công tác đó để giảm tải áp lực cho Thư ký Tòa án, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và công tác hòa giải.
Thứ ba, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân
Thực tế hiện nay cho thấy, trình độ pháp luật và sự tôn trọng pháp luật của một số người dân còn nhiều hạn chế, dẫn đến các tranh chấp hôn nhân gia đình xảy ra ngày càng nhiều. Đồng thời, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên khi tham gia các hoạt động tố tụng đương sự không nắm bắt được quyền và nghĩa vụ của mình, dẫn đến việc hòa giải gặp nhiều khó khăn. Có nhiều đương sự không hiểu được vai trò và tầm quan trọng của hòa giải, do đó khi được thông báo về phiên hòa giải các đương sự thường cố tình vắng mặt, làm cho việc hòa giải bị trì hoãn, tốn nhiều thời gian hơn, gây khó khăn tốn kém, ảnh hưởng đến công việc của đương sự khác. Do đó, nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật cho người dân là vấn đề cần thiết hiện nay.
Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân26. Hiện nay, Nhà nước luôn quan tâm đến việc tuyên truyền , phổ biến pháp luật cho người
25 Báo Tây Ninh, Nâng cao chất lượng công tác hòa giải tại tòa án, https://baotayninh.vn/nang-cao-chat-luong-cong-tac-hoa-giai-tai-toa-an-a111171.html, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020. luong-cong-tac-hoa-giai-tai-toa-an-a111171.html, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.
dân, tuy nhiên việc tuyên truyền này chưa mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, tình trạng hiểu biết pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền chưa đạt hiểu quả và chưa phổ biến rộng rãi đến người dân.
Thực tiễn khi xét xử các vụ án hôn nhân gia đình, nhiều đương sự không hiểu rõ pháp luật dẫn đến việc đưa ra các yêu cầu không có căn cứ, trái quy định của pháp luật, dẫn đến việc hòa giải gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần triển khai các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật một cách đồng bộ, hợp lý. Vận dụng tốt các hình thức tuyên truyền như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, trong công tác hòa giải ở cơ sở, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,…
Trong quá trình hòa giải Thẩm phán cần phân tích, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp cho các đương sự nắm rõ, phân tích các hậu quả pháp lý xảy ra nếu hòa giải thành, để đương sự đưa ra các thỏa thuận hợp lý khi hòa giải.
Ngoài ra còn một vấn đề không kém phần quan trọng đó là cần phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Chú trọng đến chất lượng cán bộ, đảm bảo tiêu chuẩn chín trị, nghiệp vụ, tư cách đạo đức, tăng cường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công tác. Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai sót của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, công chức để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời, động viên họ tham gia những phong trào thi đua do Tòa cấp trên tổ chức.
Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí phục vụ cho công tác hòa
giải. Tăng cường cơ sở vật chất cho các phòng làm việc, cần trang bị điều hòa, tủ đựng hồ sơ riêng của từng Thẩm phán và phân chia từng loại án cụ thể để Thẩm phán có thể dễ dàng tiếp cận hồ sơ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cần bố trí cho Thẩm phán và Thư ký làm việc cho Thẩm phán đó chung một phòng làm việc để có thể thuận tiện cho việc trao đổi nghiệp vụ và giải quyết các vụ án. Phòng làm việc phải đủ rộng để đủ cho hai người có thể àm việc được và cũng phải đầy đủ các trang thiết bị. Hoặc có thể bố trí cho mỗi người một phòng để thuận tiện trong công việc cũng như tránh những va chạm không cần thiết, nhưng cũng
phải sắp xếp sao cho phòng Thẩm phán và Thư ký gần nhau để có thể dễ dàng cho việc trao đổi, sắp xếp cũng như là các nhu cầu về việc tìm hồ sơ hay các vấn đề liên quan đến công việc như tiếp cận các chứng cứ mà đương sự cung cấp, hay Thư ký có thể trình bày qua điểm của mình về vụ án sắp đem ra xét xử,…
Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoat động hòa giải ở cơ sở
Trong những năm gần đây, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa của nó trong việc góp phần hạn chế các tranh chấp, mâu thuẫn, tiết kiệm được thời gian công sức, chi phí của nhân dân, Nhà nước. Do đó, cần tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở, bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật và kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên; truyên tuyền, phổ biến pháp luật cho người dân, dầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác hòa giải.
Thứ sáu,Về việc cấp tống đạt thông báo về phiên hòa giải
Bên cạnh việc tống đạt thông báo về phiên hòa giải bằng hình thức thông thường, Tòa án nên khuyến khích các đương sự trao đổi văn bản, tài liệu bằng thư điện tử. Tòa án cần yêu cầu đương sự cung cấp địa chỉ hộp thư điện tử và cam kết nhận văn bản tài liệu bằng hộp thư điện tử đã cung cấp, nếu có sự thay đổi hộp thư điện tử, các đương sự phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết27.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân gia đình nói riêng là một giải pháp quan trọng góp phần giúp công tác hòa giải đạt hiệu quả cao hơn, giúp cho các Thẩm phán tránh khỏi những lúng túng về các quy định pháp luật chưa được hướng dẫn trong quá trình hòa giải. Đồng thời, hoàn thiện các quy định pháp luật cũng giúp cho các đương sự được bảo về quyền và lượi ích hợp pháp tốt hơn.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng hòa giải thì cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm hòa giải cho các Thẩm phán. Đồng thời, cần nâng cao năng lực pháp luật cho người dân. Bởi ngoài năng lực và kinh nghiệm hòa giải của Thẩm phán thì sự hợp tác và vốn hiểu biết của đương sự cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hòa giải.