0
Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tạp chí tòa án nhân dân, Phiên họp kiểm tra, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo bộ luật Tố

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 40 -42 )

- Nguyên đơn: Bà Đặng Thị Hiền Trâ n sinh năm 1983; địa chỉ: Tổ 24, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng

27 Tạp chí tòa án nhân dân, Phiên họp kiểm tra, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo bộ luật Tố

tụng dân sự 2015, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phien-hop-kiem-tra-viec-giao-nop-tiep-can-cong-

KẾT LUẬN

Hòa giải có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân gia đình nói riêng. Đặc biệt, hiện nay số vụ án hôn nhân gia đình ngày càng tăng, điều nay cho thấy được tầm quan trọng của công tác hòa giải, bởi hòa giải không chỉ có ý nghĩa về mặt tố tụng mà nó còn có ý nghĩa với đời sống xã hội. Hòa giải thành giúp cho mối quan hệ hôn nhân gia đình được bền chặt, góp phần củng cố tình cảm của các bên, cũng như giảm bớt những mâu thuẫn, tranh chấp của các đương sự.

Do đó, việc phân tích, nghiên cứu những quy định pháp luật về hòa giải vụ án hôn nhân gia đình, phân tích thực trạng pháp luật hiện hành có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải.

Thông qua thực tiễn hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình, cho thấy các quy định pháp luật về hòa giải vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân gia đình nói riêng còn nhiều hạn chế. Các quy định pháp luật còn quá chung chung, một số quy định chưa thống nhất, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật của các Thẩm phán còn lúng túng, chưa thống nhất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng hòa giải tại tòa án.

Công tác hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như số lượng các vụ án hòa giải không thành vẫn còn cao, số lượng vụ án hòa giải thành đoàn tụ còn thấp so với công nhận thỏa thuận của đương sự. Bên cạnh đó, một số đương sự không tham gia hòa giải, cố tình vắng mặt hoặc không chịu thỏa thuận để giải quyết tranh chấp cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hòa giải không thành, làm ảnh hưởng chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân gia đình .

Vì vậy, để công tác hòa giải vụ án hôn nhân gia đình đặt hiệu quả cao thì bên cạnh việc xây dựng hoàn thiện các quy định của pháp luật, cần tăng cường, bồi dưỡng nâng cao kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về hòa giải cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký. Đồng thời, cần tuyên truyền vận động nâng cao ý thức pháp luật của người dân, phân tích vai trò quan trọng của công tác hòa giải cho người dân nắm rõ, để công tác hòa giải đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 40 -42 )

×