(GC – ISO/CD 5509:94)
Mẫu mỡ heo sau khi ly trích được phân tích acid béo nhằm xác định: thành phần và hàm lượng acid béo bão hòa như: acid Capric (C10:0), acid Lauric (C12:0), acid Myristic (C14:0)... và acid béo chưa bão hòa như: acid Oleic (C18:1), acid Linoleic (C18:2), acid Linolenic (C18:3)...
Phương pháp tiến hành
* Lấy mẫu
- Tại lò mổ: heo thí nghiệm (24 heo) sau khi mổ khảo sát, thân thịt heo
được chia làm hai phần, sau đó dùng dao cắt khổ mỡ lưng ở vị trí xương sườn 6 – 10 (khoảng 1 kg), cho vào bọc nilon sạch, buộc kín lại và kèm theo nhãn (tên mẫu, nghiệm thức, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu).
- Tại phòng thí nghiệm: mẫu mỡ phải được loại bỏ hết màng và cơ, da
bám vào, cắt thành những khổ nhỏ. Mẫu được lấy ngẫu nhiên một phần để trữ, phần còn lại cắt thật nhỏ để vào đĩa Petri. Sau đó, dùng giấy lọc gói mẫu mỡ và tiến hành ly trích mẫu, để xác định trực tiếp hàm lượng béo thô (Jacobs et
as., 2000).
Mẫu mỡ heo sau khi xác định hàm lượng béo thô thì tiến hành xác định chỉ số iod bằng phương pháp Wijs.
Đồng thời, mẫu mỡ heo được gửi đi phân tích acid béo bằng phương pháp sắc ký khí với phương pháp GC – ISO/CD 5509:94. Mẫu mỡ heo trữ trong bọc nhựa plastic, chai, lọ thủy tinh phải ghi nhãn với nội dung sau: tên mẫu,
31
nghiệm thức: (nhóm giống*phái tính), người lấy mẫu, ngày lấy mẫu. Sau đây là sơ đồ quy trình phân tích thành phần acid béo mẫu mỡ heo được trình bày ở Hình 3.7
T° 70 – 80°C NaOH/MeOH
T° BF3/MeOH
Chạy máy
Xử lý số liệu
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình phân tích thành phần acid béo mẫu mỡ heo (TT dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM – chi nhánh Cần Thơ)