Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và học lực của học sinh trường THPT bình xuyên, vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

Kết luận

1. Năng lực trí tuệ trung bình của học sinh tr-ờng THPT Bình Xuyên xếp vào loại IV (mức trung bình). Năng lực trí tuệ của học sinh giữa các lớp tuổi từ 16 đến 18 có sự chênh lệch nh-ng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Học sinh có mức trí tuệ từ thông minh trở lên (IQ ≥ 110) chiếm tỷ lệ cao nhất ở tuổi 16 (23.65%), và thấp nhất ở tuổi 17 (19.78%). ở cả 3 lớp tuổi 16, 17 và tuổi 18 thì học sinh chiếm tỷ lệ lớn ở mức trí tuệ IV (IQ = 90 – 109). Chỉ số IQ trung bình có xu h-ớng giảm nhẹ từ tuổi 16 đến 18. Năng lực trí tuệ của học sinh nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể.

2. Học lực của học sinh tr-ờng THPT Bình Xuyên có xu h-ớng tăng dần theo tuổi từ 16 đến 18. Học sinh có học lực giỏi chiếm tỷ lệ lớn nhất ở tuổi 18 (11.11%), học lực khá chiếm tỷ lệ lớn nhất ở tuổi 18 (65.55%), học lực trung bình cao nhất là ở tuổi 16 (34.40%), vẫn còn có học sinh có học lực yếu ở tuổi 17 (1.09%).

3. Giữa năng lực trí tuệ và học lực có mối t-ơng quan thuận nh-ng không chặt chẽ. Đa số học sinh có mức trí tuệ cao là những học sinh có học lực giỏi và khá và học sinh có mức trí tuệ thấp đa số là học sinh có học lực trung bình và yếu. Tuy nhiên, vẫn còn một số tr-ờng hợp mà học sinh có mức IQ cao nh-ng học lực trung bình và học sinh có học lực khá, giỏi nh-ng lại có mức IQ trung bình.

Kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn đ-a ra một số kiến nghị sau :

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hải Yến_K30Sinh

-40-

Muốn phát triển năng lực trí tuệ của con ng-ời, đặc biệt là năng lực trí tuệ của thế hệ trẻ thì cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa ph-ơng, tạo mọi điều kiện cho thế hệ trẻ có thể tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.

Đối với học sinh, việc học tập phải mang tính vừa sức, không nên tạo sự căng thẳng, học dồn ép, quá tải…, nhà tr-ờng và gia đình cần tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt mà vẫn bảo đảm đ-ợc thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Cần phải đổi mới hoạt động dạy và học, lấy học sinh là trung tâm. Cần kết hợp nhiều ph-ơng pháp dạy học để đem lại hiệu quả cao nhất.

Nh- vậy, cần tiếp tục nghiên cứu năng lực trí tuệ và học lực của học sinh tr-ờng THPT Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao chất l-ợng dạy và học sao cho tỷ lệ học sinh đỗ đại học theo nguyện vọng ngày càng cao.

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Hải Yến_K30Sinh

-41-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực trí tuệ và học lực của học sinh trường THPT bình xuyên, vĩnh phúc (Trang 39 - 41)