Kết quả khảo sát bệnh tích của virus viêm gan vịt gây ra trên phôi

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh lý của virus viêm gan vịt type i gây ra trên phôi vịt và trên vịt con (Trang 33 - 35)

Qua mổ khám các phôi chết sau khi gây nhiễm, chúng tôi ghi nhận được những bệnh tích đặc trưng và được trình bày qua bảng 4.3

Bảng 4.3 Tần suất xuất hiện bệnh tích trên phôi vịt thí nghiệm (n=6)

Bệnh tích Tần suất xuất hiện bệnh tích trên phôi theo nghiệm thức Tổng Tỷ lệ % 10-1 10-2 10-3 10-4 10-5 10-6 10-7 10-8 Phôi xuất huyết 5 1 0 0 0 0 0 0 6/6 100 Gan sưng 4 1 0 0 0 0 0 0 5/6 83,33 Phôi tích nước 3 0 0 0 0 0 0 0 3/6 50,00 Tim nhạt màu 2 0 0 0 0 0 0 0 2/6 33,33 Lách sưng 1 0 0 0 0 0 0 0 1/6 16,67 Thận sưng 1 0 0 0 0 0 0 0 1/6 16,67

Qua bảng 4.3 cho thấy bệnh tích điển hình xuất hiện tần suất cao nhất là phôi xuất huyết (100 %), kế đến là gan sưng (83,33 %), phôi phù thủng (50 %). Bên cạnh đó, một số bệnh tích xuất hiện ở các cơ quan khác với tần suất thấp hơn như: tim nhạt màu (33,33 %), lách sưng (16,67 %), thận sưng (16,67 %).

Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Levine và Fabricant (1950), tác giả cho biết khi tiêm virus vào xoang niệu mô phôi vịt 10 - 14 ngày tuổi, sau khi tiêm 24 -72 giờ thì phôi chết với bệnh tích đặc trưng như: phôi còi cọc, xuất huyết dưới da đặc biệt là vùng đầu, bụng và chân, phôi phù, gan phôi sưng có màu đỏ hoặc hơi vàng. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Cúc (2002), virus phân lập từ các ổ dịch viêm gan vịt ở Hà Nam, Tuyên Quang, Hà Tây khi nuôi cấy trên phôi vịt 12 ngày tuổi, virus gây chết phôi sau 24 giờ. Phôi chết có bệnh tích còi cọc, xuất huyết toàn thân, phù dưới da, gan phôi xuất huyết, hoại tử, một số trường hợp tim phôi nhạt màu, lách sưng, thận tụ huyết.

24

Hình 4.2 Gan phôi sưng, xuất huyết

Hình 4.4 Gan phôi sưng, nhạt màu Hình 4.3 Tim phôi nhạt màu

25

Một phần của tài liệu khảo sát bệnh lý của virus viêm gan vịt type i gây ra trên phôi vịt và trên vịt con (Trang 33 - 35)