*Độ bền mài mòn
Tính chất mài mòn của vật liệu Cu/CNTs nanocomposite được khảo sát trên hệ đo Phoenix Tribology với điều kiện đo như sau: đo trong điều kiện nhiệt độ môi trường, tốc độ quay là 150 vòng/phút, tải trọng chuẩn là 88N, thời gian khảo sát là 30 phút.
Hình 3.15. Kết quả khảo sát sự thay đổi độ mài mòn của vật liệu Cu/CNTs
Từ hình 3.15, cho ta thấy sự thay đổi độ bền mài mòn của vật liệu Cu/CNTs nanocomposite theo lượng vật liệu CNTs gia cường vào trong vật liệu. Với khối lượng gia cường CNTs từ 0 đến 3% CNTs theo khối lượng được gia cường vào thì ta thấy
khối lượng vật liệu mất đi giảm dần theo chiều tăng của khối lượng vật liệu gia cường
vào trong nền vật liệu Cu. Với điều kiện gia cường 3% khối lượng CNTs, Độ hao mòn khối lượng của vật liệu Cu/CNTs nanocomposite đạt giá trị tốt nhất giảm xuống 4,5 lần (từ 26.3 gam đến 6.4 gam) so với vật liệu Cu nguyên chất không được gia cường
CNTs. Kết quả này chứng tỏ rằng vật liệu CNTs đã có tác dụng tốt đến độ bền mài mòn của vật liệu Cu/CNTs nanocomposite.
*Hệ số ma sát
Hệ số ma sát đo được của vật liệu Cu/CNTs nanocomposite được thể hiện trên hình 3.16 như là một hàm theo tỉ lệ khối lượng vật liệu CNTs gia cường vào trong nền
Cu. Chúng ta có thể thấy rằng hệ số ma sát của vật liệu giảm dần theo chiều tăng tỉ lệ
vật liệu CNTs gia cường vào trong nền vật liệu. Hệ số ma sát của vật liệu giảm đi 1,9
lần (từ 0.43 đến 0.24) so với vật liệu Cu không được gia cường CNTs trong cùng một điều kiện chế tạo. Kết quả này chứng tỏ rằng, với sự xuất hiện của vật liệu CNTs trong nền Cu đã làm giảm lực tiếp xúc của chân thép của máy đo lên trên nền Cu. Hơn nữa, CNTs có độ bền uốn cao, kích thước nhỏ được phân tán đồng đều trên nền Cu làm cho pin dễ dàng trượt trên bề mặt vật liệu, qua đó không ảnh hưởng nhiều đến nền vật liệu
mang tới hiệu quả làm giảm hệ số ma sát của vật liệu.
Hình 3.16. Kết quả khảo sát sự thay đổi hệ số ma sát của vật liệu Cu/CNTs
nanocomposite theo phần trăm khối lượng gia cường của vât liệu CNTs