Kết quả khảo sát khối lượng gà giống ISA Brown và Ai Cập từng giai đoạn từ 1 đến 20 tuần tuổi được trình bày qua bảng 3.2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Bảng 3.2: Khối lượng gà mái hậu bị (n = 30, ĐVT: g) Tuần tuổi Gà ISA Brown Gà Ai Cập P Mean ± SE Mean ± SE 1 64,63 ± 1,09 65,93 ± 1,05 0,393 2 108,37 ± 1,48 108,97 ± 1,29 0,716 3 200,47a ± 1,51 205,47b ± 1,69 0,031 4 289,33 ± 2,76 295,50 ± 2,18 0,085 5 371,37 ± 3,90 368,43 ± 4,60 0,628 6 446,50 ± 4,44 442,87 ± 3,71 0,533 7 500,67 ± 3,68 492,33 ± 3,83 0,122 8 569,00 ± 6,13 557,33 ± 5,18 0,151 9 601,67 ± 6,54 597,00 ± 5,74 0,594 10 652,67 ± 5,27 648,00 ± 5,11 0,527 11 709,00 ± 10,31 700,33 ± 11,26 0,572 12 811,00a ± 6,20 776,00b ± 10,47 0,006 13 898,33 ± 10,10 879,00 ± 9,75 0,174 14 924,00 ± 13,69 943,00 ± 13,99 0,336 15 1089,33a ± 8,68 1025,67b ± 14,07 0,0001 16 1135,67a ± 7,82 1045,33b ± 10,41 0,0001 17 1200,00a ± 13,73 1110,67b ± 9,44 0,0001 18 1288,00a ± 6,69 1226,33b ± 7,40 0,0001 19 1350,67a ± 5,25 1295,67b ± 5,81 0,0001 20 1390,00a ± 4,89 1370,33b ± 5,82 0,012
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên cùng hàng mang các chữ a, b khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê với mức P được ghi ở cột cuối cùng bên phải.
Kết quảở bảng 3.2 cho thấy trong suốt giai đoạn từ 1 – 20 tuần tuổi 2 đàn gà giống ISA Brown và Ai Cập phát triển bình thường, độđồng đều cao, khối lượng tăng dần qua các tuần tuổi gần đạt mức tiêu chuẩn, tại thời điểm 1 tuần tuổi khối lượng cơ thể gà ISA Brown là 64,63g, gà Ai Cập là 65,93g. Đến 20 tuần tuổi khối lượng của gà ISA Brown là 1390g, Ai Cập là 1370,33 g. Từ tuần tuổi thứ 1 đến tuần tuổi thứ 5 gà Ai Cập có tốđộ tăng khối lượng nhanh hơn gà ISA Brown, tuy nhiên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
đến tuần tuổi thứ 6 trởđi gà ISA Brown lại có khả năng tăng khối lượng nhanh hơn gà Ai Cập mặc dù có chếđộ chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau.
Hình 3.2: Khối lượng gà hậu bị ISA Brown và Ai Cập
Từ tuần thứ 1 đến tuần tuổi thứ 14, đàn gà ISA Brown và Ai Cập có tốc độ tăng khối lượng tương đương nhau. Tuy nhiên gà ISA Brown có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn gà Ai Cập từ tuần 16 đến 20 tuần tuổi, cụ thể ở tuần 15 khối lượng của gà ISA Brown là 1089,33g cao hơn gà Ai Cập có khối lượng ở tuần 15 là 1025,67g, ở tuần 19 gà ISA Brown có khối lượng là 1350,67 trong khi gà Ai Cập có khối lượng 1295,67g.
Như vậy, khối lượng cơ thể gà hậu bịđược nuôi dưỡng theo chếđộđịnh mức thức ăn hạn chế, thấp hơn mức tiêu chuẩn quy định, gà không quá béo trước khi vào đẻ. Khối lượng 2 giống gần đạt khối lượng chuẩn của gà giống bước vào giai đoạn đẻ; qua đây cho thấy được chếđộ chăm sóc, nuôi dưỡng của cơ sởđược tính toán, tích lũy kinh nghiệm qua nhiều lứa nuôi, tiết kiệm chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo được năng suất đẻ trứng của cả 2 đàn gà đàn gà đang theo dõi.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười (2006), khối lượng gà trống và gà mái Ai Cập ở 20 tuần tuổi lần lượt là 1864,14g và 1371,82g cao hơn so với khối lượng gà mái trong nghiên cứu của chúng tôi. Nguyên nhân do mỗi cơ sở chăn nuôi có một chếđộ chăm sóc, nuôi dưỡng, khẩu phần ăn và sử dụng loại thức ăn là khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 So sánh tại cùng thời điểm kiểm tra, theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs. (2001), ở 17 tuần tuổi gà lai F1 (Ai Cập x Hyline) đạt khối lượng cơ thể là 1406,33g cao hơn so với khối lượng gà nghiên cứu trong đề tài của gà Ai Cập là 1110,67g, gà ISA Brown là 1200,00g. Theo Lê Hồng Mận (2007), khối lượng cơ thể gà Leghorn lúc 19 tuần tuổi là 1350g cao hơn khối lượng gà Ai Cập nghiên cứu trong đề tài tại thời điểm 19 tuần tuổi đạt 1295,67; tương đương với gà ISA Brown là 1350,67g. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2006) đối với gà Ai Cập 9 tuần tuổi, khối lượng cơ thể gà mái là 698,3g hay theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến (2004) trên đàn gà Ai Cập thế hệ 5 khối lượng cơ thể gà mái là 706,8g ở 9 tuần tuổi, đều cao hơn so với khối lượng gà nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi ở 9 tuần tuổi gà ISA đạt khối lượng 601,67g, gà Ai Cập là 597,33g.
Như vậy gà mái hậu bị nghiên cứu trong đề tài có khối lượng cơ thể tương đối thấp hơn so với khối lượng cơ thể một số giống gà trứng khác. Tuy nhiên khối lượng gà trong cả 2 đàn nuôi đều nằm trong khoảng khối lượng mức tiêu chuẩn đưa ra. Điều đó cho thấy giống gà nghiên cứu sinh trưởng phát triển tốt với điều kiện chăn nuôi ở trang trại bà Nguyễn Thị Vân. Vì khối lượng cơ thể gà mái hậu bị liên quan chặt chẽđến khả năng sản xuất trứng của gà mái đẻ sau này nên gà hậu bị cần phải đạt được khối lượng cơ thể của phẩm giống tuy nhiên không được quá béo. Muốn vậy, ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gà, người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi để có thể điều chỉnh tăng hay giảm kịp thời lượng thức ăn cho gà.