Những năm trước đây nước ta chủ yếu sử dụng các giống địa phương như gà Ri, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Ác…; các giống gà này có khả năng sinh sản, cho năng suất thịt thấp. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (1999) cho biết khả năng sản xuất của gà Ri: Khối lượng lúc 18 tuần tuổi, gà trống 1675g, gà mái 1247 g, sản lượng trứng 100 quả/ mái/ năm, ở gà Đông Tảo lúc 22 tuần tuổi gà trống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 nặng 2530g, gà mái 1989 g (Nguyễn Đăng Vang và cs.,1999), sản lượng trứng gà Đông Tảo đạt 67,7 – 68,3 quả (Lê Viết Ly và CTV, 2001). Gà Mía có khối lượng cơ thể lúc 14 – 15 tuần tuổi, gà trống nặng 2175 g, gà mái 1740 g (Nguyễn Văn Thiện và Hoàng Phanh, 1999). Từ năm 1974, được sự giúp đỡ của nước Cộng hoà Cu Ba. Việt Nam nhập nội hai bộ giống gà thuần chủng: Giống gà chuyên trứng Leghorn với hai dòng X và Y; giống chuyên thịt Plymouth Rock với 3 dòng 799, 488, 433. Từ đây ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam mới chính thức được tổ chức thực hiện theo phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Do nhu cầu thị trường về sản lượng và chất lượng thịt – trứng gà ngày càng tăng; từ năm 1980 đến nay các giống gà hướng thịt, hướng trứng cao sản đã được đưa vào nuôi ở nước ta như Hybro (nhập nội 1985), BE (nhập nội 1993). Từ năm 1994 – 1999 một số giống gà thả vườn kiêm dụng thịt trứng mới cũng đã được nhập vào nước ta đó là gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Ai Cập… đã đưa ngành chăn nuôi gà thịt – trứng của nước ta phát triển mạnh.
Trong thời gian qua chúng ta đã nhập nội và đưa vào sản xuất một số giống gà lông màu, gà công nghiệp hướng trứng và hướng thịt có năng suất và chất lượng cao, đã và đang được thị trường chấp nhận.
Giống gà Kabir nuôi thịt 8 tuần tuổi có khối lượng 1,99 kg với tiêu tốn thức ăn 2,06 kg/ kg tăng khối lượng (Trần Công Xuân và cs., 2007). Khối lượng trứng khi tỷ lệđẻ 5% và 50% tương ứng là 48,25g và 56,87g (Phùng Đức Tiến và cs., 2007). Gà Tam Hoàng gần giống gà Ri có sản lượng trứng nuôi tại trại thực nghiệm Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương – Viện Chăn nuôi đạt 146 – 154 quả/ mái, gà thịt 12 tuần tuổi con trống 1,5kg, con mái 1,2kg (Trần Công Xuân và cs., 2007). Gà thịt ISA Vedet có 4 dòng được tạo ra từ Pháp, gà bố mẹ được nhập vào nước ta từ năm 1994, gà thịt 49 ngày tuổi con trống đạt 2570 g, con mái 2270 g, sản lượng trứng 170 quả/ mái/ năm (Lê Hồng Mận, 2007). Gà trứng Brownick là gà cao sản trứng nhập về từ Mỹ, năng suất trứng 280 – 300 quả/ mái/ năm (Lê Hồng Mận và cs., 2007). Gà ISA Brown của Pháp, nhập vào nước ta sau năm 1995, lông màu nâu, thân hình nhỏ nhẹ, sản lượng trứng 280 – 290 trứng/ mái/ năm, trứng nặng 58 – 60g/ quả (Lê Hồng Mận , 2007).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Đoàn Xuân Trúc (1994) nghiên cứu về các tổ hợp lai 3 dòng của bộ giống gà Hybro HV85 đã chỉ rõ khối lượng lúc 56 ngày của con lai AV35, AV53, C135, V153 đạt từ 1,983 – 2,038kg và có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng khối lượng là 2,346 – 2,434kg. Phùng Đức Tiến và cs. (2001) cho biết kết quả nghiên cứu chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua các thế hệ như sau gà Ai Cập ổn định về ngoại hình, màu sắc lông qua các thế hệ, gà có sức sống tôt, tỷ lệ nuôi sống cao, giai đoạn gà con ( 0 – 9) tuần tuổi trung bình đạt 98,06%; giai đoạn dò, hậu bị (10 – 21) tuần tuổi đạt 97,03%; giai đoạn sinh sản (40 tuần đẻ) đạt 90 – 91%. Quá trình thích nghi, chọn lọc nâng cao năng suất đã đưa năng suất trứng từ 149,9 quả/40 tuần đẻở thế hệ V; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giống giảm từ 2,27kg xuống còn 1,92kg.
Trước năm 2000 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã nghiên cứu lai giữa gà Ai Cập với gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà RhodeRi với mục đích cải tạo màu lông và chân chì tuy nhiên kết quả không được như mong muốn. Một số nhà khoa học Đức cho biết gen chân chì, chân đen ở gia cầm trội so với màu xanh và màu vàng. Do vậy, không dễ gì cải thiện được chân chì ở con lai. Từ năm 2000 trở lại đây do nhiều ưu điểm của gà Ai Cập như dễ nuôi, có khả năng thích nghi ở các vùng sinh thái khác nhau, tỷ lệ nuôi sống cao, trứng đặc biệt thơm ngon, giá bán gấp rưỡi trứng gà công nghiệp, sản lượng trứng khá cao đạt 200 quả/mái/năm, cao gấp hơn 1,5 lần so với gà Ri và quan niệm về gà “gà đen chân chì” đã mờ dần đi, do đó mục đích nghiên cứu lai chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của con lai. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu lai giữa gà Ai Cập với các giống gà khác như gà Goldline, gà Ri, gà H’ Mông. Con lai được phát triển nuôi rộng rãi ngoài sản xuất cho kết quả tốt.
Lương Thị Hồng (2005) – dẫn theo Nguyễn Thị Mười (2006) nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’ Mông x gà Ai Cập. Tác giả cho biết gà lai F1
(trống H’ Mông x mái Ai Cập) mang đặc điểm di truyền về tính trạng da đen, thịt đen của gà H’ Mông là 62,19% và cải thiện được các tính trạng năng suất trứng, tỷ lệ phôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ hao hụt đàn và tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng so với gà H’ Mông. Ưu thế lai năng suất trứng là +5,17%, tỷ lệ phôi +2,8%, tỷ lệ nở +5,72%, tỷ lệ hao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 hụt đàn +10%; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 2,48kg (thấp hơn gà H’ Mông 27,91%).
Đào Lệ Hằng (2001) nghiên cứu trên giống gà H’Mông tại Viện Chăn nuôi cho biết gà H’Mông có ngoại hình cao to, mào cờ, chân có nhiều lông, màu sắc lông đa dạng, tỷ lệ nuôi sống đến 7 tuần tuổi 94,64 – 98,31%. Khối lượng sơ sinh 31,96g, lúc trưởng thành (16 tuần tuổi) gà trống nặng 1232,55g và gà mái nặng 1071,90g; tuổi thành thục sinh dục lúc 21 tuần; năng suất trứng đạt 74,6 quả/36 tuần đẻ; tỷ lệ trứng có phôi 81,23%, tỷ lệ nở 44,37%; năng suất trứng đạt 66,2 – 74,6 quả/mái/năm.
Vũ Ngọc Sơn và cs. (1999) – dẫn theo Nguyễn Thị Mười (2006) - cho biết năng suất trứng gà Lương Phượng Hoa/48 tuần đẻ đạt trung bình 158,63quả/mái.
Nguyễn Tất Thắng (2008) nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm giống ISA Brown nuôi theo phương thức công nghiệp tại trại Tám Lợi – Nam Sách – Hải Dương cho biết tỷ lệ nuôi sống gà mái giai đoạn hậu bịđạt được 97,32 – 98,3%, khối lượng co thể gà hậu bị ở 18 tuần tuổi đạt 1573 – 1596g, tỷ lệ đẻ trung bình của gà mái đẻ đạt 83,6 – 83,9%.
Giáp Thị Thu Huyền (2011) nghiên cứu về khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập nuôi tại HTX chăn nuôi gà giống Cường Thịnh xã Đông Thọ - Yên Phong – Bắc Ninh cho biết gà Ai Cập có tuổi thành thục sinh dục sớm, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 132 ngày, tuổi đẻ 5% là 148 ngày, tuổi đẻ đỉnh cao là 217 ngày. Tỷ lệđẻ bình quân từ tuần tuổi 21 đến tuần 46 là 61,24%, tỷ lệđẻđạt đỉnh cao là 76,88%.
Nhìn chung tình hình phát triển và nghiên cứu gia cầm ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả to lớn, thể hiện ở sự đa dạng về giống, năng suất, chất lượng được đẩy lên cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
CHƯƠNG 2