Đầu tư cho quảng bá thương hiệu LPG

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu ‘VNGAS’cho công ty Shinpetrol.doc (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu luận văn

2.3.3 Đầu tư cho quảng bá thương hiệu LPG

Hiện tại, phần lớn các công ty kinh doanh LPG xâm nhập thị trường và phát triển thị phần chủ yếu nhờ vào các đại lý Gas trên thị trường. Một số hãng lớn có các đại lý độc quyền, nhưng thị phần chủ yếu là từ các đại lý tư nhân ở các khu vực đông dân cư. Theo mẫu nghiên cứu thị trường cho thấy, người tiêu dùng do không có nhiều thông tin về các thương hiệu LPG để so sánh tính năng sản phẩm, chất lượng giữa các sản phẩm Gas nói đúng hơn họ chỉ nhận biết về loại Gas họ đang sử dụng và không quan tâm đến các sản phẩm LPG khác.

Các công ty Elf Gas, Sài Gòn Petro và Gas Petrolimex đã có những đầu tư đáng kể cho xây dựng thương hiệu trong những năm đầu kinh doanh từ 1993 -1999 thông qua quảng cáo trên truyền hình, báo chí và tham gia các hội chợ triễn lãm Hàng Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì việc đầu tư quảng bá thương hiệu sản phẩm LPG của các công ty trên bằng các phương tiện truyền thông đại chúng dần bị bỏ quên. Hậu quả là người tiêu dùng cũng dần quên mất tên các thương hiệu Gas trên, tạo cơ hội cho các thương hiệu LPG khác xuất hiện với định vị kiểu dáng tương tự xâm nhập và chiếm thị phần.

Những năm gần đây, ít thấy sản phẩm LPG của các công ty Gas nào tham gia các Hội chợ triễn lãm Hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Do vậy, người tiêu dùng phần lớn không hiểu biết lắm về các thương hiệu LPG trên thị trường. Theo họ, thì phần lớn các thương hiệu LPG cũng như nhau và ban đầu họ sử dụng loại nào thì vẫn tiếp tục sử dụng loại ấy.

Đây chính là điểm thiếu sót lớn của các công ty kinh doanh LPG trong việc khai thác tiềm năng thị trường LPG tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những nơi có thu nhập bình quân cao nhất nước (Theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2003: Thu nhập bình quân đầu người ở TP. Hồ Chí Minh là 1400USD/năm và ở Hà Nội là 990USD/năm).

Như vậy, với mức thu nhập như hiện nay, nhiều hộ gia đình có đủ khả năng tài chính nhưng lại chưa sử dụng LPG (theo kết quả nghiên cứu của đề tài, mỗi hộ gia đình trung bình dùng khoảng 12kg Gas/tháng tức là 135.000đồng/tháng như vậy so với thu nhập trung bình của một hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 1/40 thu nhập). Những hộ gia đình này đang sử dụng nguồn nhiên liệu khác như điện, củi … nhưng để chuyển sang sử dụng LPG thì phần lớn lo ngại vấn đề sự cố cháy nổ bình gas. Trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh LPG lại rất ít đầu tư cho việc quảng cáo các tính năng ưu việt của các sản phẩm LPG trên các phương tiện thông tin đại chúng để giải thích cho người tiêu dùng hiểu rõ những lợi ích từ việc sử dụng LPG thay cho các loại nhiên liệu khác.

Gần đây, chỉ có Elf gas thực hiện chương trình quảng cáo trên HTV7 để bảo vệ thương hiệu của mình chống lại sự xuất hiện của các nhãn hiệu nhái giả. Nội dung quảng cáo vẫn chỉ nhằm giúp cho những khách hàng đang sử dụng Elf Gas phân biệt được Elf Gas với các loại bình gas nhái cùng có bình màu đỏ khác bằng cách giới thiệu đặc trưng bảo vệ của bình gas với bộ van điều áp nhập từ châu Âu có chữ “Elf gas” ở trên đồng thời đưa ra chương trình khuyến mãi thẻ cào đổi bình gas miễn phí cho khách hàng trúng thưởng. Tuy nhiên nội dung quảng cáo chưa

thực sự gây ấn tượng cho người tiêu dùng và chưa nêu bật được mục tiêu quảng bá chất lượng và độ an toàn của Elf Gas chuyển tải đến những khách hàng tiềm năng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu ‘VNGAS’cho công ty Shinpetrol.doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w