Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý sàn giao dịch

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ quyền chọn để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong TTCK.pdf (Trang 69 - 74)

4.1.1Hoàn thiện khung pháp lý

TTCK muốn thu hút được nhiều nhà đầu tư, trước hết phải tạo cho nhà đầu tư tâm lý được kinh doanh một cách công bằng trên thị trường. TTCK ổn định và phát triển là thị trường ít xảy ra gian lận, phạ m pháp; mọi hành vi sai phạm phải bị xử lý nghiêm minh, chính xác. Thị trường đó chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở có một hệ thống pháp luật hoàn thiện.

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán và TTCK.

Với mục tiêu khắc phục những khiếm khuyết, bất cấp trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và TTCK ở Nghị định 144, đồng bộ hóa với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu tư. Luật chứng khoán ra đời cũng nhằm tạo điều kiện hình thành khuôn

khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam hội nhập với TTCK khu vực và quốc tế.

Riêng khoản 9, điều 71 Luật Chứng khoán qui định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán như sau: “Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính”. Như vậy, luật thì không cấm nhưng phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo Quyết định số 701/QĐ - UBCK ngày 20/11/2006 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành Kế hoách phát triển công ty chứng khoán giai đoạn 2006 – 2010, thì đến năm 2009 nghiệp vụ bán khống sẽ có quy chế hướng dẫn thực hiện. Như vậy, có thể nói bán khống là “tiên phong” của thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam vì thực chất khi sử dụng công cụ quyền chọn là nhà đầu tư đang “đánh cược” vào sự biến động giá cả. Tuy nhiên hiện nay hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định chi tiết, đặc biệt là đối với TTCK phái sinh.

Trong tương lai, khi TTCK phát triển ổn định, Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung Luật chứng khoán trong công tác điều chỉnh hoạt động giao dịch, tổ chức, giám sát và xử lý đối với thị trường hàng hóa phái sinh chứng khoán, giao cho Ủy ban chứng kho án Nhà nước ban hành quy định chi tiết hàng hóa, cách thức, phạm vi giao dịch, cơ cấu tổ chức, biện pháp quản lý, giám sát, xử lý,…khi xây dựng thị trường các sản phẩm phái sinh này.

Để quyền chọn cổ phiếu phát huy vai tr ò là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro, tránh các hành vi tiêu cực từ mặt trái của sản phẩm phái sinh này như lừa đảo, trốn thuế, làm sai lệch thông tin, thao túng TTCK,… trong quá trình xây dựng khung pháp lý cho hoạt động giao dịch chứng

khoán phái sinh, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần chú trọng đến các yếu tố cơ bản:

- Điều kiện ràng buộc của các hợp đồng quyền chọn chứng khoán - Điều kiện đối với các chứng khoán cơ sở được giao dịch quyền chọn - Điều kiện về công bố thông tin, đảm bảo tính chuẩn xác và minh bạch

trên thị trường.

- Quy định về giới hạn giá và số lượng hợp đồng giao dịch để tránh tình trạng thao túng thị trường.

- Yêu cầu về kí quỹ để tránh tình trạng lừa đảo, mất khả năng thanh toán.

- Mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường.

- Bổ sung nội dung liên quan đến TTCK và thị trường phái sinh chứng khoán vào một số bộ luật có liên quan như hình sự, dân sự, ngân hàng,…nhằm điều chỉnh và ổn định các hoạt động giao dịch trên những thị trường này.

Vì đặc điểm mới mẻ, đa dạng, phức tạp, liên quan đến giá trị tài sản ở các thời điểm trong tương lai, các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ghi nhận và hạch toán đúng tính chất nghiệp vụ. Trong rất nhiều năm, các sản phẩm phái sinh được ghi chép vào các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán, vì thế khó có khả năng xác định những tác động của các sản phẩm phái sinh này lên thu nhập của công ty thông qua báo cáo tài chính truyền thống. Những chương trình phòng ngừa

rủi ro thường tạo ra các khoản lãi lỗ trên tiền mặt nhưng bản chất của chúng lệ thuộc vào các giao dịch thực sự của tài sản cơ sở trong tương lai.

Như vậy, song song với công tác phát triển thị trường các hợp đồng chứng khoán hay tài sản phái sinh, Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung các chuẩn mực kế toán phù hợp để hướng dẫn, điều chỉnh thực hiện những nghiệp vụ kế toán có liên quan và thể hiện đúng trên báo cáo tài chính. Trong đó, có thể quy định trì hoãn ghi nhận lãi lỗ trên các giao dịch công cụ phái sinh cho đến khi công tác phòng ngừa rủi ro được hoàn tất. Chẳng hạn, có thể quy định các đơn vị mở tài k hoản theo dõi chi tiết các hợp đồng quyền chọn cổ phiếu song song với tài khoản đầu tư cổ phiếu thuộc khoản mục đầu tư tài chính hiện hành. Phương thức ghi nhận là chỉ phản ánh giá quyền chọn khi giao dịch hợp đồng, chỉ thực sự kết chuyển hình thành lãi lỗ khi đến thời gian thực hiện hợp đồng,…như vậy sẽ hạn chế được các hành vi tiêu cực thông qua phương pháp hạch toán và thổi phồng hay che giấu số liệu liên quan đến các sản phẩm phái si nh trên báo cáo tài chính hiện nay.

4.1.2Nâng cao vai trò và trách nhiệm của một số cơ quan chức năng có liên quan

Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của một số cơ quan chức năng trong việc điều hành và quản lý TTCK tại thị tr ường Việt Nam, về cơ bản chúng ta cần thực hiện một số điểm sau đây:

 Nâng cao vai trò của UBCK Nhà nước để đủ sức vận hành, quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đồng thời thực hiện các ý tưởng về xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp tới.

 Chuẩn bị các tiền đề cần thiết để tiếp tục chuyển đổi Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thành Sở giao dịch chứng khoán. Sở

giao dịch chứng khoán phải đủ sức kiểm soát các rủi ro, giám sát các giao dịch nội gián và các giao dịch bất thường bằng những công cụ hiện đại và công nghệ tiên tiến nhằm củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư.

 Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò của các hiệp hội trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các phương diện: xây dựng khuôn khổ pháp lý, đào tạo nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên tham gia TTCK.

4.1.3Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với TTCK

TTCK Việt Nam là một thị trường còn non trẻ, các nhà quản lý còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì năng lực quản lý của nhà nước đối với TTCK cần được nâng cao. Để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý của mình nhà nước cần:

 Nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực của nhà nước. Quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề tuyển dụng nhân sự. Có chính sách tiền lương thỏa đáng để chiêu mộ và gìn giữ nhân tài. Có chương trình, kế hoạch đào tạo dài hạn cả trong và ngoài nước cho cán bộ, công nhân viên,…

 Tăng cường năng lực quản lý của nhà nước, đảm bảo sự quản lý linh hoạt, nhạy bén đối với TTCK. Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh, điều tiết thị trường thông qua các chính sách, công cụ kinh tế – tài chính tiền tệ như các chính sách về thuế, la õi suất, đầu tư và các công cụ tài chính khác.

 Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCK Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của công ta ùc quản lý TTCK.

 Xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát hoạt động của TTCK; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện được các giao dịch bất thường; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng thị trường.

 Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường; áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Một phần của tài liệu Vận dụng công cụ quyền chọn để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong TTCK.pdf (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)