Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích tình hình tài chính

Một phần của tài liệu luận văn vốn lưu động.pdf (Trang 25 - 27)

Nhu cầu vốn lưu động ròng gồm các nhu cầu gắn liền với kinh doanh và ngoài kinh doanh của doanh nghiệp. Quan niệm này rất quan trọng trong phân tích tài chính. Để hiểu rõ quan niệm này, ta bắt đầu từ chu kỳ kinh doanh là nguồn gốc của nhu cầu vốn lưu động ròng trước khi nghiên cứu toàn bộ nhu cầu vốn lưu động ròng và biến động của nó theo thời gian. Chẳng hạn số dư các khoản phải thu của khách hàng có mối quan hệ tuyến tính (tỷ lệ thuận) với doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Ở những đơn vị mà hoạt động tín dụng bán hàng là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ thì mối quan hệ này thể hiện rõ nét nhất. Trong chu trình đó, khi hoạt động tiêu thụ gia tăng, làm tăng dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp và hoạt động cung ứng làm tăng các khoản nợ và tín dụng từ nhà cung cấp. Do có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố trong chu kỳ kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu về dự trữ hàng tồn ko, các khoản phải thu, đồng thời những tài sản này cũng được tài trợ một phần bởi các khoản nợ. Vì thế nhu cầu VLĐR về nguyên thủy được tính theo công thức

Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ PTNB - Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Độ dài thời gian chu kỳ kinh doanh thay đổi theo ngành.Trong chu kỳ kinh doanh, giữa các nghiệp vụ có những khoảng cách thời gian, những khoảng cách này là nguồn gốc của nhu cầu VLĐR.

+ Giai đoạn cung cấp

Giai đoạn này phát sinh nợ phải trả cho nhà cung cấp. Số nợ này cao hay thấp tuỳ theo điều kiện bán chịu được nhà cung cấp chấp thuận

+ Giai đoạn dự trữ

Độ dài thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp .

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đảm bảo các chi tiêu kinh doanh như trả lương, chi an sinh xã hội, thuế GTGT và các loại thuế khác, trả các dịch vụ thuê ngoài…Tuy nhiên, một số chi phí thuộc loại này chỉ được thanh toán sau một thời hạn nhất định.

+ Giai đoạn thương mại hoá

Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì tổng tài sản sẽ cao hơn so với giai đoạn đầu của chu kỳ

TSLĐ có thể chia thành 2 phần * Một phần thường xuyên ổn định.

* Một phần biến động, tăng giảm theo chu kỳ kinh doanh

Sự phân biệt đó đặt ra vấn đề thực chất của việc tài trợ là gì. Nguồn kinh phí nào sẽđược sử dụng tài trợ cho 2 phần này.

Hình dưới đây minh hoạ rõ hơn sự biến động của nhu cầu VLĐR và chỉ rõ sự khác nhau giữa tài sản tạm thời và tài sản thường xuyên. Ngay tại thời điểm thấp nhất của chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu về tài sản lưu động ở một mức nào đó. Những tài sản này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó nằm ngoài biên độ dao động của hoạt động có tính mùa vụ.

Sự biến động nhu cầu tư bản

Không giống với bộ phận TSLĐ thường xuyên, bộ phận TSLĐ tạm thời thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp, chúng sẽ lên tới đỉnh khi nhu cầu VLĐR cực đại và hoàn toàn biến mất khi nhu cầu ở mức tối thiểu.

Việc phân loại TSLĐ thành TSLĐ tạm thời và TSLĐ thường xuyên rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng chiến lược tài trợ chung và thiết lập một kết cấu đáo hạn các khoản vay của doanh nghiệp phù hợp với đời sống của các loại tài sản của nó.

Như vậy nhu cầu vốn lưu động ròng liên quan đến một dãy các hoạt động có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như thu mua, dự trữ và bán hàng. Trong dãy hoạt động có tính tuần hoàn đó, nhu cầu tài trợ ngắn hạn còn tính đến các khoản phải thu khác trong quá trình kinh doanh (tạm ứng, trả trước nhà cung cấp, khoản phải thu nội

Thời gian TSLĐ tạm thời Tổng tài sản TSLĐ thường xuyên Tài sản cốđịnh Nhu cầu tư bản

bộ…) và các nguồn vốn tạm thời khác thay đổi cùng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp (nợ lương, nợ thuế, nợ BHXH, nợ phải trả nội bộ…)

Chỉ tiêu nhu cầu VLĐR một cách tổng quát được tính như sau:

Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)

Một phần của tài liệu luận văn vốn lưu động.pdf (Trang 25 - 27)