Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Một phần của tài liệu luận văn vốn lưu động.pdf (Trang 88 - 89)

- Hàng tồn kho:

e)Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

- Ý nghĩa của việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Từ đó mà giảm bớt lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển.

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là điều kiện rất quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, có thể với số vốn như cũ nhưng doanh nghiệp mở rộng

được quy mô sản xuất kinh doanh.

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành và giảm bớt chi phí lưu thông.

- Phương hướng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu dự trữ bằng cách chọn điểm cung cấp hợp lý để rút ngắn số ngày hàng đi trên đường, số ngày cung cấp cách nhau; căn cứ

nhu cầu vốn lưu động đã xác định và tình hình cung cấp vật tư thực hiện việc tổ chức hợp lý mua sắm, dự trữ vật tư nhằm rút bớt số lượng dự trữ, luân chuyển hàng ngày

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại

để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, để hạ giá thành sản phẩm. Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông: nâng cao sản phẩm sản xuất, làm tốt công tác tiếp thị để tăng doanh thu tiêu thụ. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán nhằm rút ngắn số ngày xuất vận và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu này.

Kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư, hàng hoá ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vật tư hàng hoá ứđọng. Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao tăng cường kiểm sóat để có thể phát hiện được số

vật tư, hàng hoá ứ đọng đó, đồng thời có biện pháp nhanh để giải quyết tránh ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn./.

Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, con người đóng vai trò quyết định đến phần lớn sự thành bại, lời lỗ của DN; chính vì vậy việc đầu tiên để giúp cho Doanh nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và hiệu quả kinh doanh là cần có sự đổi mới về bộ máy tổ chức và con người. Đa số các doanh nghiệp cổ phần thương mại trên địa bàn TP ĐN trong thời gian vừa qua có nhiều cải tiến, và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển thị trường, các doanh nghiệp cần chuyển biến mạnh mẽ hơn nửa, tập trung vào một số nội dung chính như sau:

-Về cơ cấu tổ chức: Cần xây dựng nhóm phân tích thị trường bao gồm những cán bộ, chuyên gia có năng lực và kiến thức về một số lĩnh vực chuyên sâu như phân tích tài chính, chứng khoán… Những cán bộ này sẽ sử dụng các công cụ phân tích tài chính hiện đại, áp dụng các mô hình tối ưu khi phân tích để hỗ trợ, tham mưu cho ban giám đốc nhận định đúng xu thế của thị trường trước mắt cũng như tương lai để có những quyết định đúng đắn trong lĩnh vực quản lý tiền mặt, đầu tư chứng khoán, quản lý hàng tồn kho, công nợ….

-Về đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ: Đối với những nhân viên có thời gian công tác khá lâu, gắn bó với sự phát triển của công ty, cần mạnh dạn cử đi học tập nâng cao trình độ ở các lớp ngắn hạn, dài hạn; nếu có điều kiện công ty có thể tổ chức lớp tập huấn ngắn ngày, mời một số chuyên gia về giảng dạy ngay tại công ty

-Ứng dụng CNTT trong quản lý: Đa số các công ty hiện nay đều có triển khai ứng dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý kinh doanh, trong đó nhiều doanh nghiệp sử dụng các phần mềm kế toán như Fast, Acsoft,….để lập các báo cáo tài chính; quản lý hàng hóa vật tư. Tuy nhiên việc sử dụng các phần mèm liên quan đến phân tích tài chính, quản trị tài chính còn rất mới mẽ đối với nhièu doanh nghiệp. Chính sự thiếu quan tâm này làm hạn chế rất nhiều đến việc quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng; vì vậy các công ty cần có tầm nhìn xa hơn và sâu rộng hơn và đầu tư thỏa đáng trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, quản lý

Một phần của tài liệu luận văn vốn lưu động.pdf (Trang 88 - 89)