- Những biến động của nhu cầu VLĐR
f) Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong Doanh nghiệp thương mại cổ phần
phần
+ Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn phản ảnh với 1 đồng tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳđã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất) Công thức
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao, và ngược lại
Công thức tính Tài sản ngắn hạn bình quân như sau:
+ Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn cho biết với 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại
+ .Suất hao phí của tài sản ngắn hạn
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần (lợi nhuận thuần, giá trị sản xuất) trong kỳ cần bình quân bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
Suất hao phí của tài sản ngắn hạn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng thấp và ngược lại
g) . Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
+Tỷ số thanh toán hiện hành
Doanh thu thuần (hoặc giá trị sản xuất)
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn = --- Tài sản ngắn hạn bình quân
Tổng trị giá tài sản ngắn hạn hiện có ĐK và CK
Tài sản ngắn hạn bình quân = --- 2
Lợi nhuận thuần trước thuế (sau thuế) Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn = ---
Tài sản ngắn hạn bình quân
Tài sản ngắn hạn bình quân Suất hao phí của tài sản ngắn hạn = ---
Đây là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này thể hiện ở mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Đồng thời chỉ tiêu này được rất nhiều người quan tâm như: nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp... Bởi vì họ muốn biết liệu rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợđến hạn hay không.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh
toán hiện hành = Nợ ngắn hạn = H1 Trong đó:
Nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác ngắn hạn
* Khi H1 > 1: thể hiện toàn bộ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đều được đảm bảo rằng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn ⇒ khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá tốt.
* Khi H1 < 1 các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ được đảm bảo một phần bởi TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
* Khi H1 = 0 tiền về không ⇒ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp. Khi thanh toán nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp sử dụng những loại tài sản có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh nhưng trên thực tế có nhiều khoản mà khi chuyển hoá thành tiền cần có một khoản thời gian dài hạn và cũng có khi không chuyển hoá được như các khoản nợ phải thu khó đòi, các khoản thiệt hại chờ xử lý và các khoản chi sự nghiệp. Vậy khi phân tích chỉ tiêu này nên loại bỏ các yếu tố trên ra khỏi phần tử sốđểđánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn thực hiện của doanh nghiệp.
+ Tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên những TSLĐ có tính chuyển hoá thành tiền nhanh hay còn gọi là "tài sản nhanh" với tất cả các loại TSLĐ trừ hàng tồn kho:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn nhanh - Hàng tồn kho Tỷ số khả năng
thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
= H2
Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng chứng tỏ tình hình tài chính của Doanh nghiệp là vững mạnh và ngược lại. Chỉ tiêu này cao hay thấp thì phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền với chủ nợ trong thời hạn trả ngắn, lúc đó doanh nghiệp cần phải chi tiền mặt ra để trả ngay có được hay không (có khi dùng tiền gửi)
Tiền Hệ số khả năng thanh
toán tức thời = Nợ ngắn hạn = H3
Tóm lại, các DNTM giữ vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế. Để đứng vững các DNTM nói chung và DNCPTM nói riêng cần phải nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì công tác phân tích, quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn là một yêu cầu vô cùng cần thiết.
Phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại cần phải thu thập và xử lý nhiều nguồn thông tin từ nhiều kênh khác nhau, trong đó thông tin từ hệ thống kế toán được coi là thông tin cơ bản và quan trọng nhất. Trong quá trình phân tích, hầu hết các số liệu phục vụ cho phân tích đều được thu thập từ hệ thông kế toán, bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị. Tuy nhiên, công tác phân tích vốn lưu động ở các doanh nghiệp cổ phần thương mại hiện nay vẫn chưa chú trọng đúng mức, việc phân tích còn sơ sài, hầu hết các DNCPTM thường lồng ghép việc phân tích vào phần thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm hoặc chỉ tiến hành phân tích theo những vụ cần thiết, chưa phát huy hết ý nghĩa, tác dụng của công tác này đối với doanh nghiệp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp cổ phần thương mại nói riêng. Trước những yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cổ phần thương mại buộc phải tạo cho mình một thế đứng vững chắc, trên nền tảng tình hình tài chính ổn định, vì vậy để thấy được việc sử dụng tài sản ra sao thì cần phải tiến hành phân tích để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở làm rõ đặc thù của vốn lưu động trong Doanh nghiệp thương mại cổ phần, chương 1 của luận đã đi sâu vào các nội dung:
- Khái niệm về vốn lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại cổ phần
- Phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhằm giải quyết một số vấn đề lý luận về cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin trong phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại.
Chương II:
THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
2.1. Giới thiệu khái quát về ngành thương mại Thành phốĐà Nẵng 2.1.1. Lịch sử phát triển ngành thương mại thành phố 2.1.1. Lịch sử phát triển ngành thương mại thành phố
Nhìn lại lịch sử ngành thương mại Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945 chúng ta nhận thấy: hoạt động thương mại dịch vụ trong thời kỳ này bị thu hẹp trong thị trường địa phương nhỏ bé, làm môi giới cho những người sản xuất nhỏ trao đổi hàng hóa và làm môi giới cho địa chủ phong kiến đem bán một phần sản phẩm thặng dư chiếm đoạt được của người lao động. Sản xuất hàng hóa sản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nỗi bật của kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Ngành thương mại Thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó.
Tuy nhiên từ thế kỷ 17, các nhà buôn Hà Lan đã có mặt tại Hội An và thiết lập quan hệ mua bán. Một số nước bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên. Quan hệ hàng hóa - tiền tệđã phát triển thêm một bước, họat động kinh doanh thương mại được hình thành.
Ngay sau khi giải phóng, ngành thương mại Thành phố Đà Nẵng bắt tay ngay vào việc thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển đất nước. Hệ thống thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán đã hình thành rộng khắp từ thành phốđến nông thôn, từđồng bằng lên miền núi. Việc cung ứng, phục vụ nguyên vật liệu cho sản xuất, cung cấp hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh,… cho nhân dân đều do hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đảm nhận.
Thời kỳ từ năm 1986 – 1990: là giai đoạn chuyển đổi cơ chế, từ chổ phân phối giao nộp theo chỉ tiêu chuyển sang hình thức kinh doanh đảm bảo hiệu quả theo cơ chế thị trường: từ chổ lưu thông hàng hóa chủ yếu do thương mại Nhà nước đảm nhiệm chuyển sang nền thương mại với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế.
Giai đoạn 1991 – 1998: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu tan rã, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, hệ thống thị trường bị chia cắt gần như hoàn toàn, các DNTM trên địa bàn Thành phốĐà Nẵng phải tự tìm tòi thị trường mới, phương thức kinh doanh mới.
Giai đoạn 1999 – nay: Luật Doanh nhiệp ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thuận lợi, khuyến khích cho các doanh nghiệp phát huy tinh thần tự chủ, năng động và sáng tại trong kinh doanh. Nhờ đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu nên hoạt động thương mại đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân thành phố. Đặc biệt khi thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, Đà Nẵng tập trung vào xây dựng cơ sở kỹ thuật, chú trọng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thông qua các cơ chế chính sách như: Ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế, vốn, hổ trợ mặt bằng,… những yếu tốđó đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn lên một diện mạo và tầm vóc mới. Bên cạnh đó, Thành phốĐà Nẵng với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên ưu đãi, là đầu mối giao thương giữa các vùng miền và khu vực nên có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển hoạt động kinh doanh thương mại.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, ngành thương mại Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là trong thời kỳđổi mới kinh tế của đất nước, ngành thương mại đã đóng vai trò quan trọng và tác động tích cực đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phốĐà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.2. Khái quát các Doanh nghiệp Cổ phần thương mại trên địa bàn thành phốĐà Nẵng bàn thành phốĐà Nẵng
Đặc điểm về loại hình doanh nghiệp và cơ cấu của nó trên địa bàn Thành phốĐà Nẵng,.
Số lượng và tỉ lệ cụ thể của các DNTM trên địa bàn Thành phố qua các năm được thể hiện ở bảng dưới đây: