0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Biện pháp bảo toàn vốn lưu động:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VỐN LƯU ĐỘNG.PDF (Trang 85 -87 )

- Hàng tồn kho:

3.2.3. Biện pháp bảo toàn vốn lưu động:

a) Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động

Việc đảm bảo nguồn vốn lưu động có vai trò rất quan trọng để duy trì và ôn

định sản xuất kinh doanh vì vậy hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để

xem vốn lưu động thừa hay thiếu nhằm xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nếu thừa phải mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh với các tổ cức, dự án... Nếu thiếu phải tìm nguồn tài trợ, trước hết là nguồn bên trong thông qua quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, huy động vốn từ cán bộ nhân viên; rồi mới tới nguồn bên ngoài như phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng,.

Vốn tiền tệ là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng…. Đây chính là hình thái biểu hiện của vốn lưu động tại doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn được gọi là hiệu suất luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, nói lên tình hình tổ chức các mặt hoạt động của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp có hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ có hiệu quả hay không hiệu quả. Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp, nó được dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Biện pháp bảo toàn vốn lưu động:

Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà xây dựng phương pháp bảo toàn vốn lưu động cho hợp lí , cụ thể công ty có thể thực hiện công việc sau:

- Định kỳ tháng , quí, năm tiến hành kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn lưu động hiện có của Công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý.

- Công ty phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình kinh doanh trên cơ sở mức tăng hoặc giảm giá trị thực tế tồn kho ở các thời điểm có thay

đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh giá vật tư hàng hoá hoặc do sự biến động tăng giảm giá tài sản lưu động trên thị trường.

- Những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất phải chủ động giải quyết phần chênh lệch thiếu, phải xử lý và kịp thời bù đắp lại.

- Những khoản vốn trong thanh toán, vốn bị chiếm dụng cần có biện pháp tích cực đôn đốc thu hồi kịp thời và đưa vào kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

- Trong điều kiện có lạm phát, để bảo toàn vốn lưu động Công ty phải rành một phần lợi nhuận hình thành quỹ dự trữ để bù đắp số vốn hao hụt vì lạm phát do đồng tiền mất giá.

Nguồn bảo toàn là chênh lệch giá kiểm kê tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hoá khi điều chỉnh tăng giá. Thông thường các doanh nghiệp lấy từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối hoặc quĩ dự phòng để bù đắp số thiếu hụt này.

Xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn.

Việc xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn phải được tiến hành một cách nghiêm túc theo tinh thần mọi doanh nghiệp đều tự chịu trách nhiệm về hoạt đọng sản xuất kinh doanh và trách nhiệm bù đắp toàn bộ số vốn thiếu hụt trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Khi xử lý trách nhiệm bảo toàn vốn Công ty cần phân biệt tuỳ theo từng trường hợp. Nếu thiếu hụt vốn do những nguyên nhân khách quan thì số thiếu hụt còn lại

được trừ vào số lãi thực hiện trước khi nộp thuế. Trường hợp tài sản bị mất mát, hư

hỏng làm giảm vốn do trách nhiệm cá nhân thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự và sử

lý theo pháp luật. Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì số thiếu hụt phải trừ vào phần lợi nhuận để lại trước khi trích lập các quỹ. Cách xử lý này vừa gắn được chặt chẽ hơn nữa lợi ích của Doanh nghiệp với trách nhiệm bảo toàn vốn vừa kết hợp được hài hòa các lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích của Doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN VỐN LƯU ĐỘNG.PDF (Trang 85 -87 )

×