Khi xem xét kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ người ta thường xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với ba chỉ tiêu quan trọng là doanh thu, vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu, chi phí kinh doanh và doanh thu. Xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu và vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu công ty sử dụng chỉ tiêu:
- Hệ số sinh lợi trên doanh thu - Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản - Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hũu
a. Phân tích hệ số sinh lợi doanh thu
Mục đích của phân tích là đánh giá, xem xét hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng thu lợi nhuận từ việc tăng doanh thu.
Bảng số 4: Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2005-2006
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Mức biến động
Số tiền Tỉ lệ 1. DT thuần HĐ SXKD 26.107.157.497 35.348.464.081 9.241.306.584 35,40 2. DT HĐ TC 154.518.661 227.227.994 82.709.333 55,55 2. DT HĐ khác 40.426.458 192.068.969 151.6 72.511 375,18 3. Tổng DT 26.292.102.616 35.767.791.044 9.475.688.428 36,04 4. Lợi nhuận gộp 4.957.467.437 7.509.850.116 2.552.382.679 51,48 5. Lợi nhuận TT từ HĐKD 186.605.810 -101.602.366 -313.222.713 -167,85
6..Lợi nhuận sau thuế 156.896.644 27.109.847 -129.786.797 -82,72
7. Hệ số sinh lợi doanh thu 0.0059 0.0007 -0.0052 -88,13
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2006 tăng 9.745.688.428 đồng với tỉ lệ tăng 36,04% so với năm 2005. Tổng doanh thu là do tất cả các nghiệp vụ kinh doanh đều có doanh thu tăng. Cụ thể:
Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 so với năm 2005 tăng 9,241,306,548 đồng với tỷ lệ tăng 35,40%.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2006 so với năm 2005 tăng 82.709.333 đồng với tỷ lệ tăng 57,23% so với năm 2005
Doanh thu các hoạt động khác năm 2006 so với năm 2005 tăng
151.672.511 đồng với tỷ lệ tăng 375,18%.
Mặt khác ta thấy tỷ trọng hay kết cấu về doanh thu trong doanh nghiệp là khá hợp lý vì đây là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ.
Hệ số sinh lợi doanh thu năm 2006 là 0,0007, so với năm 2005 giảm 0,0052 tương ứng với tỉ lệ giảm là 88,13%. Hệ số sinh lợi doanh thu giảm là do doanh thu và chi phí đều tăng lên nhưng tốc độ tăng chi phi lớn hơn tốc độ tăng doanh thu
Như vậy có thể nói kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2006 là không tốt, doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận lại giảm đi nhiều. Có nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh doanh không tốt như vậy, đó là do trong năm chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh làm cho chi phí sản xuất tăng, mặt khác chất lượng hàng hóa sản xuất ra cũng bị giảm sút thể hiện ở giá trị hàng hóa bị trả lại trong năm 2006 là 255.213.605 đồng, tăng so với năm 2005 là 243.084.005 đồng.
b. Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản :
Mục đích của phân tích là đánh giá, nhận xét xem Công ty sử dụng tài sản có mang lại hiệu quả hay không. Ta lập bảng phân tích sau để xem xét tình hình sinh lợi của tổng nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 5 : Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch
Giá trị % 1. DTT+thu nhập khác 26.107.157.497 35.348.464.081 9.241.306.584 35,40 2. LN sau thuế 156.896.644 27.109.847 -129.786.797 -83,00 3.Tổng tài sản 29.220.47 5.920 25.599. 701.582 -3.620.744.338 -12,39 4. Sức SX của TS (1/3) 0,.899 1,397 0,498 55,39 5. Hệ số sinh lợi (2/3) 0,0053 0,0011 0,0042 -81,13 6. Suất hao phí (3/1) 1,11 0,72 -0,39 -35,60
Qua bảng phân tích khả năng sinh lợi của tài sản trên ta thấy tổng tà sản của doanh nghiệp năm 2006 giảm so với năm 2005 là 12,39%. Sức sản xuất của tài sản tăng, tuy nhiên ta cần xét các nhân tố ảnh hưởng để từ đó có thể thấy rõ nguyên do tăng là do đâu.
Đối tượng phân tích : 1,39 – 0,899 = 0,498 - Ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản :
--- - --- = 0,173 25.599.701.582 29.920.475,920
- Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu:
35.348.464.081 26.292.102.616
--- - --- = 0,325 29.220.495.920 29.220.495,920
Tổng hợp 2 nhân tố ta có :
0,173 + 0,325 = 0,498
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng sức sản xuất của tài sản tăng lên là do tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Đồng thời ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số sinh lời của tài sản.
Đối tượng phân tích : 0,0011-0,0053= -0,0042 - Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế :
27.109.847 156.896.644
--- - --- = -0,0044 29.920.475.920 29.920.475.920
- Ảnh hưởng của nhân tố Tổng tài sản : 27.109.847 27.109.847
--- - --- = 0,0002 25.599.701.582 29.920.475.920
Tổng hợp 2 nhân tố ta có :
- 0,0042 + 0,0002 = 0,0042
Qua phân tích ta thấy hệ số sinh lời giảm là do 2 nhân tố:
- Tổng tài sản giảm làm cho hệ số sinh lợi trên tài sản tăng 0,0002.
- Lợi nhuận sau thuế giảm làm cho hệ số sinh lợi trên tài sản giảm 0,0044. Tốc độ giảm của lợi nhuận lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản làm cho hệ số sinh lời giảm.
c. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Mục đích của phân tích là đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Ta lập bảng phân tích sau để xem xét tình hình sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
Bảng 6 : Phân tích khả năng sinh lợi của vốn CSH
Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Chênh lệch Giá trị % 1. DT thuần 26.107.157.497 35.348.464.081 9.241.306.584 35,40 2. LN sau thuế 156.896.644 27.109.847 -129.786.797 -83,00 3. Vốn CSH BQ 2.393.240.157 2.404.670.5 20 11.430.363 0,47 4. Nợ phải trả 26.827.235.763 23.195.031.062 -3.652.204.701 -13,54 5. Hệ số nợ 0,9181 0,9016 0,0120 1,31 6. Hệ số quay vòng vốn CSH 10,9 14,70 3,79 34,75 7. Hệ số sinh lợi của vốn CSH 0,066 0,011 -0,055 -83,82 8. Suất hao phí của vốn CSH 0,092 0,068 -0,024 -25,79 9. Hệ số sinh lợi doanh thu 0,0060 0,0007 -0,0053 -87,24
Từ công thức tính hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu đã trình bày ở trên, ta có:
KROE = Lợi nhuậnsau thuế x Doanh thuthuần
x
1 Doanh thuthuần Tổng TS 1- Hệ số nợ
KROE(2005) = 156.896.644 X 26.107.157.497 x 1 26.107.157.497 29.220.475.920 1-0,9181 = 0,0060 x 0,893454 x 12,210012 = 0,06546
Như vậy trong năm 2005, cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào HĐSXKD sẽ thu được 0,06546 đồng lợi nhuận sau thuế. Có kết quả đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau :
- 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,0060 đồng lợi nhuận sau thuế. - 1 đồng tài sản tạo ra 0,893454 đồng doanh thu thuần.
- Trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,9181 đồng hình thành từ việc vay nợ. Tương tự ta có : KROE(2006) = 27.109.847 x 35.348.464.081 x 1 35.348.464.081 25.599.701.582 1-0,9061 = 0,00077 x 1,380815 x 10,64963 = 0,01132
Như vậy trong năm 2006, cứ 1 đồng vốn CSH đưa vào HĐSXKD sẽ thu được 0,01132 đồng lợi nhuận sau thuế. Có kết quả đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,00077 đồng lợi nhuận sau thuế. - 1 đồng tài sản tạo ra 1,380815 đồng doanh thu thuần.
- Trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có 0,9061 đồng hình thành từ việc vay nợ.
Tiếp theo, ta đi so sánh sự biến đổi về giá trị tuyệt đối của hệ số doanh lợi vốn CSH năm 2005 và năm 2006 :
∆K = KROE(2006) - KROE(2005)
= 0,01132- 0,06546 = - 0,05414
Để tìm hiểu nguyên nhân, tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc sụt giảm hệ số doanh lợi của vốn CSH của Công ty trong năm 2006 so với năm 2005, ta sử dụng phưong pháp thay thế liên hoàn.
Ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số doanh lợi của doanh thu thuần : ∆K1
= LNSauthuế(2006) - LN Sauthuế(2005) X DT thuần(2005) X 1 Doanh thuthuần(2006) DT thuần(2005) Tổng TS2005 1- Hệ số nợ2005
= -0,05706
Tỷ trọng của ∆K1 trong ∆K là :
∆K1 = -0,05705 x 100%
∆K - 0,05414
= 105,37%
Có thể thấy rằng : tỷ trọng của ∆K1/∆K đã cho ta thấy rõ, hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ số sinh lợi của vốn CSH.
Ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số doanh thu trên tài sản ( hay quay vòng vốn kinh doanh ).
∆K2
= LNsau thuế(2006) x DTthuần(2006) - DT
thuần(2005) x 1 DTthuần(2006) Tổng TS2006 Tổng TS2005 1- Hệ số nợ2005 = 0,00077 x (1,380815 - 0,893454) x 12,210012 = 0,00458 Tỷ trọng của ∆K2 trong ∆K là : ∆K2 = 0,00458 x 100% ∆K -0,05706 = - 8,08%
Có thể thấy rằng : ∆K2 chiếm tỷ trọng rất rất nhỏ trong ∆K. Điều đó cho ta biết chỉ tiêu vòng quay vốn kinh doanh hầu như không có ảnh hưởng đến hệ số sinh lợi của vốn CSH.
Ảnh hưởng của chỉ tiêu hệ số nợ : ∆K3
= LNsau thuế(2006) x DTthuần(2006) X 1 - 1
DTthuần(2006) Tổng TS2006 1- Hệ số nợ2006 1- Hệ số nợ2005 = 0,00077 x 1,380815 x (10,649623 - 12,210012) = - 0,00166 Tỷ trọng của ∆K3 trong ∆K là : ∆K3 = - 0,00166 x 100% ∆K - 0,05414
= 3,06%
Có thể thấy rằng : ∆K3 chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong ∆K. Điều đó cho ta biết chỉ tiêu hệ số nợ có ít ảnh hưởng đến hệ số doanh lợi của vốn CSH.
Tổng hợp lại ta có :
= (- 0,05706) + 0,00458 + (- 0,00166) = -0,05414
Nhận xét : hệ số sinh lợi của vốn CSH của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tác động của các nhân tố theo thứ tự từ cao tới thấp như sau :
- Do hệ số sinh lợi doanh thu thuần làm tăng 105,36%. - Do hệ số nợ làm tăng 3,06%.
- Do hệ số vòng quay vốn kinh doanh làm giảm 8,08%.