Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf (Trang 61)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.5.2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

Nhìn vào bảng 9 ta thấy tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của doanh nghiệp qua 3 năm đều lớn hơn 150 %. Thêm vào đó ta thấy trong 2 năm 2007, 2008 công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định nhưng không vay dài hạn, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Một trong những nguyên tắc quản lý là dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn do đó việc công ty đầu tư tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu là hoàn toàn hợp lý.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán 4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán

Trước khi phân tích các hệ số thanh toán ta khái quát tình hình công nợ của công ty qua 3 năm để thấy được doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của đơn vị khác hay bị chiếm dụng vốn, tốc độ thu hồi nợ có nhanh không.

Bảng 10: CÁC TỶ SỐ VỀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

A. Khoản phải thu Triệu

đồng 135.820 139.534 393.603 3.714 254.069 B. Khoản phải trả Triệu

đồng 167.953 222.466 542.756 54.513 320.290 C. Doanh thu thuần Triệu

đồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 E. Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 111.942 137.677 266.569 25.736 128.892 Tỷ số khái quát tình hình công nợ (A/B) % 80,87 62,72 72,52 (18,15) 9,80 Vòng quay các

khoản phải thu (C/E)

Vòng 10,64 8,96 7,38 (1,68) (1,58)

Kỳ thu tiền bình quân Ngày 33,84 40,17 48,80 6,33 8,63

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

4.2.1.1. Tỷ số khái quát tình hình công nợ

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số khái quát tình hình công nợ của doanh nghiệp trong 3 năm qua đều nhỏ hơn 100 %. Tỷ số khái quát tình hình công nợ năm 2006 là 80,87 %. Năm 2007 tỷ số này giảm 18,15 % so với năm 2006, năm 2008 tỷ số này tăng lên 9,80 % so với năm 2007. Tỷ số này nhỏ hơn 100% cho thấy doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào tỷ số này thì chưa thể đánh giá chính xác mà phải căn cứ vào tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như các biện pháp mà công ty đã và đang áp dụng để thu hồi và thanh toán nợ thì mới có thể đánh giá khách quan, chính xác.

4.2.1.2. Vòng quay khoản phải thu

Quan sát bảng trên ta thấy, vòng quay các khoản phải thu năm 2007 giảm 1,68 vòng so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục giảm 1,58 vòng so với năm 2007. Như vậy năm 2008 có số vòng quay các khoản phải thu thấp nhất, song song đó thì kỳ thu tiền bình quân của năm 2008 cũng cao nhất, 48,80 ngày một vòng. Vòng quay các khoản phải thu giảm dần, thời gian thu tiền chậm dần qua 3 năm. Điều đó cho thấy tốc độ luân chuyển nợ phải thu giảm, khả năng thu hồi vốn chậm. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm nhất là khách hàng nước ngoài nên làm cho khoản phải thu tăng cao, vòng quay các khoản phải thu giảm. Đây cũng là tình hình chung của hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, công ty cần có những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay để thu hồi nhanh các khoản nợ, hạn chế ứ đọng vốn.

4.2.1.3. Các khoản phải trả

Thông qua các tỷ số thanh toán ta sẽ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong 3 năm qua như thế nào đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bảng 11: CÁC TỶ SỐ THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007

A. Tài sản lưu động Triệu

đồng 274.879 360.337 614.015 85.458 253.678 B. Hàng tồn kho Triệu đồng 96.599 176.313 176.872 176.872 559 C. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 166.537 221.752 542.026 542.026 320.274 Vốn luân chuyển ròng (A - C) Triệu đồng 108.342 138.585 71.989 30.243 (66.596) Tỷ số thanh toán hiện

hành (A/C) Lần 1,65 1,62 1,13 (0,03) (0,49)

Tỷ số thanh toán

nhanh (A - B)/C Lần 1,07 0,83 0,81 (0,24) (0,02)

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

a. Vốn luân chuyển ròng

Vốn luân chuyển ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Tình hình vốn lưu động không chỉ quan trọng đối với nội bộ

doanh nghiệp mà còn là một chỉ tiêu được dùng rộng rãi để ước lượng những rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Vốn luân chuyển ròng của công ty trong 3 năm qua có biến động. Vốn luân chuyển ròng năm 2007 tăng 30.243 triệu đồng so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 vốn luân chuyển ròng giảm 66.56 triệu đồng so với năm 2007, vốn luân chuyển năm 2008 là thấp nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do trong năm 2008 khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn nên công ty tăng vay nợ ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và tăng vốn lưu động. Mặc dù vốn luân chuyển ròng giảm nhưng khả năng tài chính của công ty rất vững vàng vì phần lớn các khoản vay của công ty là vay tín chấp và vốn chủ hữu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ phải trả.

b. Tỷ số thanh toán hiện hành

Quan sát tiếp bảng 11 ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành của công ty trong 3 năm qua có xu hướng giảm. Hệ số này năm 2006 là 1,65; năm 2007 giảm còn 1,62 và năm 2008 tiếp tục giảm còn 1,13. Nguyên nhân như đã phân tích ở trên là do khoản phải thu tăng cao, vốn bị ứ đọng nên công ty tăng các khoản vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động.

c. Tỷ số thanh toán nhanh

Bên cạnh sự tăng lên của khoản phải thu, hàng tồn kho cũng tăng cao, vì thế tỷ số thanh toán nhanh của công ty cũng giảm dần trong 3 năm qua. Tuy vậy, tỷ số thanh toán nhanh thấp nhất trong 3 năm qua là 0,81 lần, đây vẫn là mức chấp nhận được. Thêm vào đó, các khoản vay đều là vay tín chấp cho thấy các chủ nợ vẫn tin tưởng vào khả năng thanh toán của công ty.

Tóm lại, sự biến động của khoản phải thu và hàng tồn kho làm khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm 2006 – 2008 giảm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được.

4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản, vốn thành thu nhập và ngược lại từ thu nhập tạo điều kiện tài chính cho việc bù đắp chi phí, tạo vốn, tích lũy vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 12: CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

A. Doanh thu thuần Triệu

đồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 B. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.047.145 1.071.110 1.669.253 23.965 598.143 C. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 75.482 136.456 176.593 60.975 40.137 D. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 359.951 656.238 1.004.234 296.287 347.996 E. Tài sản cố định bình quân Triệu đồng 141.329 254.092 363.964 112.763 109.872 F. Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 201.042 461.028,5 621.623 259.987 160.595 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (A/D) Lần 3,31 1,88 1,96 (1,43) 0,08 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (A/E) Lần 8,43 4,86 5,40 (3,57) 0,55 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu (A/F) Lần 5,92 2,68 3,16 (3,25) 0,49 Vòng quay hàng tồn kho (B/C) Vòng 13,87 7,85 9,45 (6,02) 1,60

Thời gian của một vòng Ngày 25,95 45,86 38,08 19,91 (7,78)

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

4.2.2.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đầu tư đó.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty trong 3 năm qua có biến động. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 giảm 1,43 lần so với năm 2006 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2008. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong 2 năm 2007, 2008 là chưa cao, các dự án đầu tư của công ty trong những năm vừa qua chưa phát huy được hiệu quả. Thêm vào đó năm 2008, khoản phải thu tăng quá cao làm cho hiệu quả sử dụng tài sản giảm.

4.2.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng biến động tương tự như hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Năm 2006, một đồng tài sản cố định tạo ra 8,43 đồng doanh thu, năm 2007 giảm còn 4,86 đồng và năm 2008 là 5,40 đồng. Nếu xét khả năng tạo ra

doanh thu của tài sản cố định ở thời điểm hiện tại thì khả năng này biến động không tốt nhưng trong tương lai khi mà tài sản cố định mới được đưa vào sản xuất trong năm 2007, 2008 phát huy hiệu quả thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.

4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu

Quan sát bảng 12 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm 3,25 lần so với năm 2006. Đây là điều tất nhiên do năm 2007 công ty huy động vốn để đầu tư tài sản cố định mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong năm 2008 hiệu suất này tăng lên 0,49 lần so với năm 2007 cho thấy công ty đã sử dụng vốn chủ sử hữu hiệu quả hơn, các tài sản được đầu tư dần phát huy hiệu quả của mình.

4.2.2.4. Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ ngắn hạn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.

Năm 2006, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty đạt 13,87 vòng, thời gian của một vòng gần bằng 26 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 chậm hơn năm 2006 6,02 vòng và chậm hơn 20 ngày cho mỗi vòng luân chuyển. Như vậy trong năm 2007 công ty mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Năm 2008, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng 1,6 vòng so với năm 2007, kéo theo số ngày luân chuyển của mỗi vòng nhanh hơn năm 2007 gần 8 ngày. Sự luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn đã giúp cho công ty giảm bớt được vốn dự trữ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn so với năm 2007.

4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản.

Bảng 13:CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

A. Tổng tài sản bình quân

Triệu

đồng 359.951 656.238 1.004.234 296.287 347.996 B. Doanh thu thuần Triệu

đồng 1.190.906 1.233.734 1.966.449 42.828 732.715 C. Vốn chủ sở hữu

bình quân

Triệu

đồng 201.042 461.029 621.623 259.987 160.595 D. Lợi nhuận ròng Triệu

đồng 46.616 38.021 16.913 (8.595) (21.108) Tỷ suất sinh lợi trên

doanh thu (D/B) % 3,91 3,08 0,86 (0,83) (2,22)

Tỷ suất sinh lợi trên

tổng tài sản (D/A) % 12,95 5,79 1,68 (7,16) (4,11)

Tỷ suất sinh lợi trên

vốn chủ sở hữu (D/C) % 23,19 8,25 2,72 (14,94) (5,53)

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 – 2008)

4.2.3.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Ta thấy trong năm 2006, cứ 100 đồng doanh thu thì có 3,91 đồng lợi nhuận. Quan sát 2 năm tiếp theo ta thấy doanh thu thuần tăng trong khi đó lợi nhuận ròng giảm làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm, nhất là trong năm 2008 tỷ suất sinh lợi trên doanh thu chỉ còn 0,86%. Kết quả này cho thấy trong 2 năm vừa qua khả năng sinh lời của doanh nghiệp chưa tốt.

4.2.3.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Qua bảng trên ta thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm quá nhanh. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm 2007 giảm 7,16 % so với năm 2006, năm 2008 tỷ suất này tiếp tục giảm 4,11 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do tổng tài sản tăng nhanh nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh. Nếu trong những năm tiếp theo doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thời kỳ thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản sẽ có xu hướng tăng lên vì khi đó bên cạnh lợi nhuận ròng tăng thì doanh thu thuần cũng sẽ thay đổi tích cực do tài sản được đầu tư trong 2 năm 2007, 2008 sẽ phát huy khả năng tạo ra doanh thu của nó.

4.2.3.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm nhiều trong 3 năm qua. Thời gian vừa qua vốn chủ sở hữu của công ty tăng rất cao, công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu này đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định, nhưng khoản

đầu tư này chưa phát huy hiệu quả, thêm vào đó lợi nhuận ròng giảm do chi phí thời kỳ tăng cao. Do đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vì vậy công ty cần có những biện pháp tích cực để nhanh chóng phát huy hiệu quả tài sản mới đầu tư đồng thời tiết kiệm chi phí để làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên.

Tóm lại, 2 năm 2007 – 2008 là thời gian công ty đầu tư tài sản cố định nên kết quả hoạt động kinh doanh ít nhiều sẽ suy giảm. Thêm vào đó tình hình kinh tế thế giới trong 2 năm này có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, mà cụ thể là khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao. Điều đó làm ứ đọng vốn và công ty phải vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn giảm và chi phí lãi vay tăng cao làm cho lợi nhuận giảm dẫn đến các chỉ tiêu lợi nhuận không tốt.

4.2.3.4. Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu

Các cổ đông và nhà đầu tư mua cổ phiếu thường rất quan tâm đến thu nhập mỗi cổ phiếu và lợi tức cổ phần. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cổ phiếu sẽ phản ánh các chỉ tiêu này một cách cụ thể.

Bảng 14:CÁC TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007

A. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 46.616 38.021 16.913 (8.595) (21.108) B. Số lượng cổ phần thường Cổ phiếu 5.662.178 10.039.715 12.859.288 4.377.537 2.819.573 C. Tổng cổ tức Triệu đồng 6.795 12.048 12.859 5.253 811 Thu nhập mỗi cổ phần (A/B) Đồng 8.233 3.787 1.315 (4.446) (2.472) Cổ tức mỗi cổ phần (C/B) Đồng 1.200 1.200 1.000 (0) (200) Tỷ lệ chi trả cổ tức % 14,58 31,69 76,03 17,11 44,34

a. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)

Nhìn vào bảng 14 ta thấy, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007, 2008 giảm nhưng số lượng cổ phần thường tăng. Điều đó nghĩa là thu nhập mỗi cổ phần giảm mạnh. Thật vậy EPS năm 2007 giảm 4.446 đồng so với năm 2006, EPS năm 2008 tiếp tục giảm 2.472 đồng so với năm 2007. Các nhà đầu tư đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào cổ phiếu, nên thu nhập mỗi cổ phần là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Chính vì vậy EPS giảm sẽ làm cho các nhà đầu tư e ngại trong việc có nên tiếp tục đầu tư vào công ty, và sẽ không thu hút các nhà đầu tư mới.

b. Tỷ lệ chi trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức là mối quan hệ tỷ lệ giữa cổ tức mỗi cổ phần và thu nhập mỗi cổ phần.

Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2007 cao hơn năm 2006 17,11 %. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2008 tiếp tục tăng 44,34 % so với năm 2007. Với mức chi trả cổ tức như vậy, công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang muốn cho cổ đông biết rằng hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)