Tỷ số nợ trên tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf (Trang 70)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.4.1. Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số nợ của công ty qua 3 năm tăng giảm khác nhau. Tỷ số nợ năm 2007 giảm 9,51 % so với năm 2006 và năm 2008 tỷ số nợ tăng 20,27 % so với năm 2007. Tỷ số nợ năm 2007 là thấp nhất do năm này vốn chủ sở hữu tăng cao do công ty huy động vốn từ các cổ đông để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Năm 2008, tỷ số nợ tăng lên cao nhất trong 3 năm do công ty vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Qua đó ta thấy việc sử dụng nợ để đầu tư tài sản cố định của công ty là rất thấp.

4.2.4.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Nhìn vào bảng 15 ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm vào năm 2007 và tăng cao trong năm 2008. Tỷ số nợ trên vốn chủ hữu thay đổi nghĩa là kết cấu nguồn vốn thay đổi. Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu đầu tư của công ty. Thật vậy, năm 2007 công ty đầu tư vào tài sản cố định nên cần tăng vốn chủ sở hữu, năm 2008 công ty phải vay ngắn hạn để đảm bảo mức vốn lưu động cần thiết. Mặc dù kết cấu nguồn vốn thay đổi nhưng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn 100 % cho thấy khả năng độc lập về vốn, không chịu sức ép từ nợ vay của công ty.

4.2.4.3. Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay cho ta biết một đồng lãi vay phải trả của công ty thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế.

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên lãi vay của công ty luôn lớn hơn 1 cho thấy công ty không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi vay. Tuy nhiên, khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 2 năm 2007, 2008 giảm đi rất nhiều, nhất là trong năm 2008, chỉ còn 1,48. Điều này cho thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả các khoản vay. Qua đó ta thấy khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao gây ứ đọng vốn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.

4.2.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont

Hình 7: Sơ đồ DuPont

Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, ROA lại chịu ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu và số vòng quay tổng tài sản nên để phân tích sự biến động của ROE ta xem xét mối quan hệ của 3 nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tổng tài sản, tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu.

Ta có phương trình DuPont được viết lại như sau: ROE = a x b x c Trong đó:

a : Tỷ suất lợi nhuận trên với doanh thu b : Số vòng quay tổng tài sản

Suất sinh lời của vốn CSH (ROE)

2006 2007 2008

23,19 8,25 2,72

Suất sinh lời của tài sản (ROA)

2006 2007 2008 12,95 5,79 1,68 Tỷ lệ tài sản / vốn CSH (lần) 2006 2007 2008 1,79 1,42 1,62 Lợi nhuận ròng Năm Trđ 2006 46.616 2007 38.021 2008 16.913

Doanh thu thuần Năm Trđ 2006 1.190.906 2007 1.233.734 2008 1.966.449 Tổng tài sản Năm Trđ 2006 359.951 2007 656.238 2008 1.004.234 Tỷ suất lợi nhuận so với DT

2006 2007 2008 3,91 3,08 0,86 Số vòng quay tổng tài sản (lần) 2006 2007 2008 3,31 1,88 1,96 X X

Doanh thu thuần Năm Trđ

2006 1.190.906

2007 1.233.734

2008 1.966.449

c : Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu - Năm 2007 so với năm 2006

Gọi Q0 là ROE năm 2006

Q1 là ROE năm 2007 Ta có: Q0 = a0b0c0

Q1 = a1b1c1

Chênh lệch ROE giữa năm 2007 và năm 2006 ∆Q = Q1 - Q0 = 8,25 - 23,19 = - 14,94 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 18,25 - 23,19 = - 4,94 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:

∆b = a1b1c0 - a1b0c0 = 8,22 - 18,25 = - 10,03 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:

∆c = a1b1c1 - a1b1c0 = 8,25 - 8,22 = 0,03 Nhận xét: ROE năm 2007 giảm 14,94 so với năm 2006 là do:

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 giảm 0,83 % so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 giảm 4,94 % so với năm 2006.

* Số vòng quay tổng tài sản năm 2007 giảm 1,43 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 giảm 10,03 % so với năm 2006.

* Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm 0,37 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2007 tăng 0,03 % so với năm 2006.

- Năm 2008 so với năm 2007 Gọi Q0 là ROE năm 2007

Q1 là ROE năm 2008 Ta có: Q0 = a0b0c0 Q1 = a1b1c1

Chênh lệch ROE giữa năm 2008 và năm 2007 ∆Q = Q1 - Q0 = 2,72 - 8,25 = - 5,53 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a:

∆a = a1b0c0 - a0b0c0 = 2,30 - 8,25 = - 5,95 * Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b:

* Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c:

∆c = a1b1c1 - a1b1c0 = 2,72 - 2,39 = 0,33

Nhận xét: ROE năm 2008 giảm 5,53 so với năm 2007 là do:

* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 giảm 3,94 % so với năm 2006 làm cho ROE năm 2008 giảm 5,95 % so với năm 2007.

* Số vòng quay tổng tài sản năm 2007 tăng 0,08 lần so với năm 2006 làm cho ROE năm 2008 tăng 0,09 % so với năm 2007.

* Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 0,20 lần so với năm 2007 làm cho ROE năm 2008 tăng 0,33 % so với năm 2007.

Qua 2 nhận xét trên ta thấy suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu là do vòng quay tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Tuy nhiên trong năm 2008 vòng quay tổng tài sản đã tăng lên rất nhiều so với năm 2007. Do vậy để tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cần phải tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng. Quan sát sơ đồ DuPont ở trên ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp 3 năm qua liên tục tăng, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm mạnh. Qua đó ta thấy nguyên nhân cốt lõi làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm trong 3 năm qua là do lợi nhuận ròng giảm. Vì vậy nếu trong những năm tới doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận của mình đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay tổng tài sản ổn định hoặc tăng lên thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ được cải thiện.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 5.1.1. Những kết quả đạt được 5.1.1. Những kết quả đạt được

- Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. Nhà máy đông lạnh AFG9 và kho 3000 tấn được đưa vào vận hành đầu năm 2007. Nhà máy AGF8, AGF7 được cải tạo và nâng cấp đã đi vào hoạt động trong năm 2008, nhà máy chế biến hàng giá trị gia tăng AGF360 được lắp đặt dây chuyền chế biến tự động đảm bảo các sản phẩm chế biến cao cấp có chất lượng đồng nhất,. Những trang thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho công ty phát triển bền vững.

- Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực, tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh công ty đối với khách hàng. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu tăng 216 % so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 90 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Doanh thu thuần của công ty cũng tăng lên.

- Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên nhờ việc đầu tư vào tài sản cố định và cố gắng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Công ty liên tục được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm vừa qua. Bên cạnh các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được trong những năm trước, năm 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001.

- Hoạt động đầu tư tài chính được đẩy mạnh. Công ty đã đầu tư 100 tỷ đồng vào Quỹ tầm nhìn SSI, mua cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, công ty cổ phần Hùng Vương, Sacombank.

5.1.2. Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính

- Hàng tồn kho trong 2 năm 2007, 2008 cao. - Nợ phải thu tăng nhanh, tốc độ thu hồi nợ chậm.

- Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán tăng . Chi phí trong 3 năm qua tăng cao và tăng nhanh hơn doanh thu nhất là chi phí bán hàng.

- Giá chứng khoán giảm liên tục đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty.

- Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua giảm mạnh. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao.

5.1.3. Giải pháp

5.1.3.1 Hạn chế ứ đọng vốn

Hàng tồn kho và khoản phải thu tăng cao làm cho vốn công ty bị ứ đọng, do đó để hạn chế ứ đọng vốn cần những biện pháp hạn chế hàng tồn kho và khoản phải thu. - Đối với hàng tồn kho: Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế. Căn cứ trên kế hoạch đó dự trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn.

- Đối với khoản phải thu: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm làm khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn. Biện pháp làm giảm khoản phải thu là công ty tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời tiếp tục áp dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán tiền sớm.

5.1.3.2. Hạn chế hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

- Để giảm hàng bán bị trả lại ta cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra do mặt hàng của công ty phần lớn là hàng đông lạnh nên cần thực hiện tốt khâu bảo quản và vận chuyển.

- Để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến giảm giá hàng bán ta cần dự báo sự biến động của tỷ giá.

5.1.3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất

Trong tình hình suy thoái hiện nay thì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là giải pháp căn bản để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó ta cần:

- Tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng điện nước, vật tư bao bì.

- Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân. Mặc dù việc này sẽ tốn chi phí nhưng bù lại những công nhân này sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn nguyên vật lệu và tạo ra sản phẩm tốt hơn và như thế ta sẽ tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, khi đưa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất thì việc đào tạo công nhân cách sử dụng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cần có chính sách khen thưởng đối với những công nhân có thâm niên làm việc, giàu kinh nghiệm, tay

nghề cao bởi các công nhân này làm việc có hiệu quả, sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm nhất.

- Tăng sản lượng để hạ giá thành vì sản lượng càng nhiều thì khấu hao tài sản cố định càng thấp.

5.1.3.4. Tăng lợi nhuận a. Tăng doanh thu a. Tăng doanh thu

Trong tình hình giảm phát hiện nay, giải pháp cơ bản để tăng doanh thu là giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời phát triển các sản phẩm mới có giá bình dân. Nâng cao chất lượng sản phẩm: các nhà máy của công ty đã được cải tạo và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại. Công ty cần phát huy hiệu quả những t ài sản này để nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan hệ với các trung tâm sản xuất giống cung ứng cá giống tốt, sạch bệnh cho các thành viên.

Khai thác thị trường nội địa, thị trường mới như khu vực Tây Nguyên

Đa dạng hóa sản phẩm: nghiên cứu phát triển theo nhu cầu của thị trường, phối hợp với khách hàng dự báo xu hướng phát triển sản phẩm mới nhất là sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, cá basa bán trong siêu thị các nước phát triển.

Nghiên cứu nắm bắt thông tin về giá đề ra chính sách giá linh hoạt trong từng thời điểm. Chủ động điều chỉnh giá bán sản phẩm khi nguyên liệu đầu vào có biến động nhằm đảm bảo lợi nhuận cho công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng. Tiếp tục xây dựng quảng bá thương hiệu của công ty trong và ngoài nước. Phát huy lợi thế uy tín thương hiệu để hướng tới các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ, bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính.

b. Giảm chi phí

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tiết kiệm chi phí thời kỳ nhất là chi phi bán hàng.

- Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container thành phẩm xuất khẩu tại kho của xí nghiệp đông lạnh để tiết kiệm chi phí bán hàng.

- Chi phí cước tàu rất lớn, cần thường xuyên thương lượng tìm tàu có giá cạnh tranh nhất.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Sau khi phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) giai đoạn 2006 – 2008 ta thấy công ty có uy tín trên thị trường, khả năng tài chính vững vàng.

Với uy tín và khả năng tài chính của mình, công ty đã huy động được rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài như vay tín chấp ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang, ngân hàng phát triển chi nhánh An Giang, ngân hàng Indovina chi nhánh TP.HCM, ngân hàng ANZ chi nhánh TP.HCM. Bên cạnh đó công ty có khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng cao trong 2 năm 2007, 2008.

Đội ngũ cán bộ của công ty không ngừng nâng cao năng lực, chuyên môn của mình. Quy mô tài sản được mở rộng nhất là tài sản cố định. Đó là bước chuẩn bị cho sự phát triển bền vững cho tương lai.

Bên cạnh những thành công, công ty cũng còn một số hạn chế cần khắc phục nh ư hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chi phí tăng nhanh, lợi nhuận giảm.

6.2 KIẾN NGHỊ

 Đối với công ty

- Mặc dù khả năng thanh toán không xấu nhưng nó có xu hướng giảm qua 3 năm 2006 – 2008 nên doanh nghiệp cũng cần quan tâm nâng cao khả năng thanh toán.

- Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định trong tình hình giảm phát hiện nay.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn góp phần tăng doanh thu.

 Đối với nhà nước

- Giá cả trong những năm qua biến động mạnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách bình ổn giá cả để giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định.

- Thị trường tiền tệ trong những năm qua cũng có những biến động lớn, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng. Những biến động đó đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các công ty. Do đó, để giúp cho hoạt động tài chính của công ty đạt kết

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)