Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf (Trang 74)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

5.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty

5.1.1. Những kết quả đạt được

- Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. Nhà máy đông lạnh AFG9 và kho 3000 tấn được đưa vào vận hành đầu năm 2007. Nhà máy AGF8, AGF7 được cải tạo và nâng cấp đã đi vào hoạt động trong năm 2008, nhà máy chế biến hàng giá trị gia tăng AGF360 được lắp đặt dây chuyền chế biến tự động đảm bảo các sản phẩm chế biến cao cấp có chất lượng đồng nhất,. Những trang thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho công ty phát triển bền vững.

- Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực, tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh công ty đối với khách hàng. Sản lượng xuất khẩu liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu tăng 216 % so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 90 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Doanh thu thuần của công ty cũng tăng lên.

- Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên nhờ việc đầu tư vào tài sản cố định và cố gắng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Công ty liên tục được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm vừa qua. Bên cạnh các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được trong những năm trước, năm 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO : 14.001.

- Hoạt động đầu tư tài chính được đẩy mạnh. Công ty đã đầu tư 100 tỷ đồng vào Quỹ tầm nhìn SSI, mua cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, công ty cổ phần Hùng Vương, Sacombank.

5.1.2. Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính

- Hàng tồn kho trong 2 năm 2007, 2008 cao. - Nợ phải thu tăng nhanh, tốc độ thu hồi nợ chậm.

- Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán tăng . Chi phí trong 3 năm qua tăng cao và tăng nhanh hơn doanh thu nhất là chi phí bán hàng.

- Giá chứng khoán giảm liên tục đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty.

- Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua giảm mạnh. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao.

5.1.3. Giải pháp

5.1.3.1 Hạn chế ứ đọng vốn

Hàng tồn kho và khoản phải thu tăng cao làm cho vốn công ty bị ứ đọng, do đó để hạn chế ứ đọng vốn cần những biện pháp hạn chế hàng tồn kho và khoản phải thu. - Đối với hàng tồn kho: Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế. Căn cứ trên kế hoạch đó dự trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn.

- Đối với khoản phải thu: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm làm khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn. Biện pháp làm giảm khoản phải thu là công ty tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời tiếp tục áp dụng chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán tiền sớm.

5.1.3.2. Hạn chế hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

- Để giảm hàng bán bị trả lại ta cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra do mặt hàng của công ty phần lớn là hàng đông lạnh nên cần thực hiện tốt khâu bảo quản và vận chuyển.

- Để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến giảm giá hàng bán ta cần dự báo sự biến động của tỷ giá.

5.1.3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất

Trong tình hình suy thoái hiện nay thì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là giải pháp căn bản để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó ta cần:

- Tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng điện nước, vật tư bao bì.

- Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân. Mặc dù việc này sẽ tốn chi phí nhưng bù lại những công nhân này sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn nguyên vật lệu và tạo ra sản phẩm tốt hơn và như thế ta sẽ tiết kiệm được chi phí. Hơn nữa, khi đưa máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất thì việc đào tạo công nhân cách sử dụng là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cần có chính sách khen thưởng đối với những công nhân có thâm niên làm việc, giàu kinh nghiệm, tay

nghề cao bởi các công nhân này làm việc có hiệu quả, sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm nhất.

- Tăng sản lượng để hạ giá thành vì sản lượng càng nhiều thì khấu hao tài sản cố định càng thấp.

5.1.3.4. Tăng lợi nhuận a. Tăng doanh thu a. Tăng doanh thu

Trong tình hình giảm phát hiện nay, giải pháp cơ bản để tăng doanh thu là giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời phát triển các sản phẩm mới có giá bình dân. Nâng cao chất lượng sản phẩm: các nhà máy của công ty đã được cải tạo và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại. Công ty cần phát huy hiệu quả những t ài sản này để nâng cao chất lượng sản phẩm. Quan hệ với các trung tâm sản xuất giống cung ứng cá giống tốt, sạch bệnh cho các thành viên.

Khai thác thị trường nội địa, thị trường mới như khu vực Tây Nguyên

Đa dạng hóa sản phẩm: nghiên cứu phát triển theo nhu cầu của thị trường, phối hợp với khách hàng dự báo xu hướng phát triển sản phẩm mới nhất là sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, cá basa bán trong siêu thị các nước phát triển.

Nghiên cứu nắm bắt thông tin về giá đề ra chính sách giá linh hoạt trong từng thời điểm. Chủ động điều chỉnh giá bán sản phẩm khi nguyên liệu đầu vào có biến động nhằm đảm bảo lợi nhuận cho công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng. Tiếp tục xây dựng quảng bá thương hiệu của công ty trong và ngoài nước. Phát huy lợi thế uy tín thương hiệu để hướng tới các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ, bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính.

b. Giảm chi phí

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tiết kiệm chi phí thời kỳ nhất là chi phi bán hàng.

- Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container thành phẩm xuất khẩu tại kho của xí nghiệp đông lạnh để tiết kiệm chi phí bán hàng.

- Chi phí cước tàu rất lớn, cần thường xuyên thương lượng tìm tàu có giá cạnh tranh nhất.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Sau khi phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) giai đoạn 2006 – 2008 ta thấy công ty có uy tín trên thị trường, khả năng tài chính vững vàng.

Với uy tín và khả năng tài chính của mình, công ty đã huy động được rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài như vay tín chấp ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang, ngân hàng phát triển chi nhánh An Giang, ngân hàng Indovina chi nhánh TP.HCM, ngân hàng ANZ chi nhánh TP.HCM. Bên cạnh đó công ty có khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng cao trong 2 năm 2007, 2008.

Đội ngũ cán bộ của công ty không ngừng nâng cao năng lực, chuyên môn của mình. Quy mô tài sản được mở rộng nhất là tài sản cố định. Đó là bước chuẩn bị cho sự phát triển bền vững cho tương lai.

Bên cạnh những thành công, công ty cũng còn một số hạn chế cần khắc phục nh ư hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chi phí tăng nhanh, lợi nhuận giảm.

6.2 KIẾN NGHỊ

 Đối với công ty

- Mặc dù khả năng thanh toán không xấu nhưng nó có xu hướng giảm qua 3 năm 2006 – 2008 nên doanh nghiệp cũng cần quan tâm nâng cao khả năng thanh toán.

- Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo sự phát triển ổn định trong tình hình giảm phát hiện nay.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn góp phần tăng doanh thu.

 Đối với nhà nước

- Giá cả trong những năm qua biến động mạnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách bình ổn giá cả để giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định.

- Thị trường tiền tệ trong những năm qua cũng có những biến động lớn, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng. Những biến động đó đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các công ty. Do đó, để giúp cho hoạt động tài chính của công ty đạt kết quả tốt Nhà nước cần phải giữ sự ổn định tiền tệ, kịp thời đề ra những chính sách phù hợp để hạn chế những biến động xấu của thị trường tiền tệ.

- Hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kịp thời bổ sung vốn lưu động khi cần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên điều hành tỷ giá linh hoạt có lợi cho xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình, (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê.

2. Th.s Nguyễn Công Bình, Đặng Kim Cương, (2008). Phân tích các báo cáo tài chính, NXB Giao thông vận tải.

3. Trần Văn Chánh, Ngô Quang Huân, (2001). Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia TP. HCM.

4. Th.S Huỳnh Lợi, (2007). Kế toán quản trị, NXB Thống Kê.

5. PGS-TS Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị My, (2004). Kế toán doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê.

6. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, (2006). Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài Chính.

PHỤ LỤC

BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 274.879 58,70 360.337 42,68 614.015 52,74

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 12.961 2,77 13.706 1,62 13.832 1,19

1. Tiền 12.961 2,77 13.706 1,62 3.832 0,33

2. Các khoản tương đương tiền - - - - 10.000 0,86

II. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn 24.522 5,24 22.830 2,70 22.473 1,93

1. Đầu tư ngắn hạn 24.522 5,24 24.216 2,87 26.901 2,31

2. Dự phòng giảm giá đầu tư

ngắn hạn - - (1.386) (0,16) (4.428) (0,38)

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 135.820 29,00 139.534 16,53 393.603 33,81

1. Phải thu khách hàng 100.697 21,50 112.782 13,36 348.806 29,96

2. Trả trước cho người bán 34.255 7,32 26.525 3,14 43.373 3,73

3. Các khoản phải thu khác 1.044 0,22 227 0,03 1.424 0,12

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (176) (0,04) - - - 0,00 IV. Hàng tồn kho 96.599 20,63 176.313 20,89 176.872 15,19 1. Hàng tồn kho 102.500 21,89 176.313 20,89 176.872 15,19 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (5.901) (1,26) - - - 0,00 V. Tài sản ngắn hạn khác 4.977 1,06 7.954 0,94 7.235 0,62 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.065 0,23 2.889 0,34 2.828 0,24

2. Thuế giá trị gia tăng được

khấu trừ 2.293 0,49 920 0,11 3.520 0,30

3. Thuế và các khoản phải thu

Nhà nước 48 0,01 555 0,07 362 0,03 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.571 0,34 3.590 0,43 525 0,05 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 193.390 41,30 483.870 57,32 550.245 47,26 I. Tài sản cố định 187.100 39,96 321.084 38,03 406.844 34,94 1. Tài sản cố định hữu hình 87.697 18,73 194.666 23,06 367.112 31,53 Nguyên giá 151.402 32,33 274.098 32,47 475.015 40,80

BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN TIẾP THEO

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2. Tài sản cố định vô hình 2.796 0,60 35.184 4,17 35.229 3,03 Nguyên giá 3.106 0,66 35.529 4,21 35.627 3,06

Giá trị hao mòn lũy kế (310) (0,07) (345) (0,04) (398) (0,03)

3. Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 96.607 20,63 91.234 10,81 4.503 0,39

II. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 0 - 150.575 17,84 130.540 11,21

1. Đầu tư vào công ty con - - 20.400 2,42 20.400 1,75

2. Đầu tư dài hạn khác 100 0,02 130.175 15,42 130.075 11,17

3. Dự phòng giảm giá đầu

tư tài chính dài hạn - - - - (19.935) (1,71)

III. Tài sản dài hạn khác 6.190 1,32 12.211 1,45 12.861 1,10

1. Chi phí trả trước dài hạn 1.915 0,41 7.936 0,94 12.336 1,06

2. Tài sản dài hạn khác 4.275 0,91 4.275 0,51 525 0,05

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 468.269 100,00 844.207 100,00 1.164.260 100,00

BẢNG KẾT CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm 2006 – 2008)

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 167.953 35,87 222.466 26,35 542.756 46,62 I. Nợ ngắn hạn 166.537 35,56 221.752 26,27 542.026 46,56 1. Vay và nợ ngắn hạn 113.244 24,18 162.997 19,31 433.730 37,25 2. Phải trả người bán 25.267 5,40 43.700 5,18 73.630 6,32 3. Người mua trả tiền trước 104 0,02 2.952 0,35 1.916 0,16 4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 2.708 0,58 372 0,04 2.111 0,18 5. Phải trả người lao động 17.894 3,82 4.751 0,56 8.721 0,75 6. Chi phí phải trả 5.262 1,12 3.141 0,37 13.044 1,12 9. Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác 2.058 0,44 3.839 0,45 8.874 0,76 II. Nợ dài hạn 1.416 0,30 714 0,08 730 0,06 4. Vay và nợ dài hạn 993 0,21 - 0,00 - 0,00 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 423 0,09 714 0,08 730 0,06 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 300.316 64,13 621.741 73,65 621.504 53,38 I. Vốn chủ sở hữu 298.960 63,84 620.612 73,51 618.206 53,10 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 78.876 16,84 128.593 15,23 128.593 11,05 2. Thặng dư vốn cổ phần 124.712 26,63 385.506 45,66 385.506 33,11 7. Quỹ đầu tư phát triển 53.477 11,42 76.753 9,09 77.750 6,68 8. Quỹ dự phòng tài chính 3.802 0,81 6.114 0,72 8.009 0,69 10. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 36.584 7,81 22.137 2,62 16.839 1,45 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng

cơ bản 1.509 0,32 1.509 0,18 1.509 0,13 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.356 0,29 1.129 0,13 3.298 0,28 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.245 0,27 1.038 0,12 3.287 0,28 2. Nguồn kinh phí 111 0,02 91 0,01 11 0,00

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)