Sự khác biệt và hướng chuyển dịch sinh kế của hai nhóm hộ

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.pdf (Trang 91 - 93)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.7.4. Sự khác biệt và hướng chuyển dịch sinh kế của hai nhóm hộ

Những hộ tham gia dự án đã đƣợc tập huấn, giới thiệu các phƣơng thức sinh kế thay thế cho các hoạt động liên quan đến rừng vậy liệu họ có sự thay đổi khác biệt nào với những hộ không tham gia dự án. Nhƣ đã phân tích ở các phần trên cho thấy các hộ sống trong cùng một khu vực không có khoảng cách xa về địa lý do vậy sự khác biệt chúng tôi không mong đợi quá lớn giữa hai nhóm hộ.

Để đánh giá khả năng thay đổi nghề nghiệp của các chỉ hộ, ngƣời có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của hộ, nhóm đã đặt câu hỏi: “Anh/chị sẽ làm gì khi không đƣợc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong rừng?” và đƣa ra các sự lựa chọn về nghề nghiệp có thể thay thế đƣợc. Kết quả đƣợc tác giả thể hiện ở biểu 2.9 dƣới đây:

Biểu 2.9: Sự khác biệt về cơ cấu kinh tế giữa hai nhóm hộ 92.5 0 0 13 7 18.5 2 13 87 0 0 10 9 15.8 3 9 0 20 40 60 80 100 Nông nghiệp Khai thác quặng Dịch vụ du lịch Làm công ăn lƣơng Công việc không thƣờng xuyên Nghề tự do Thất nghiệp Khác Tham gia dự án

Không tham gia dự án

Kết quả là phần lớn ngƣời dân (biểu đồ 2.9) có đến 92.5% số hộ tham gia dự án và 87% số hộ không tham gia dự án cho rằng họ sẽ tập trung vào các hoạt động nông nghiệp nhƣ: Cây lúa nƣớc, phát triển cây chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm...nếu họ không muốn phụ thuộc vào rừng. Một tỷ lệ nhỏ các hộ sẽ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp nhƣ: Làm công ăn lƣơng, các công việc khác không thƣờng xuyên, nghề tự do... nhằm tạo ra thu nhập

cho hộ. Để xem xét các ý kiến này có sự khác biệt giữa 2 nhóm hộ điều tra hay không, tác giả tiến hành các kiểm định trên phần mềm SPSS với cùng một chỉ tiêu định tính giữa hai nhóm hộ.

1. Đối với các hoạt động nông nghiệp, kiểm định Pearson Chi-Square cho các thông số sau đây: Hệ số Pearson Chi-Square = 4,227 và giá trị p-value = 0,039. Với kết quả nhƣ trên, ta có thể khẳng định có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ về sự lựa chọn sản xuất nông nghiệp. Số hộ lựa chọn tham gia các hoạt động nông nghiệp khi không đƣợc phép thực hiện bất cứ hoạt động nào trong rừng của nhóm hộ tham gia dự án nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95%.

2. Đối với sự lựa chọn nghề nghiệp làm công ăn lƣơng của các chủ hộ, kiểm định Pearson Chi-Square cho các thông số:

3. Hệ số Pearson Chi-Square = 0,664 và giá trị p-value = 0,415 không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 90% cho ta kết luận không thấy có sự khác biệt đối sự lựa chọn nghề nghiệp “làm công ăn lƣơng” của các chủ hộ ở cả hai nhóm có và không tham gia dự án.

4. Quyết định lựa chọn làm các công việc khác không thƣờng xuyên của chủ hộ thuộc hai nhóm có và không tham gia dự án cũng không thấy có sự khác biệt khi hệ số kiểm định Pearson Chi-Square = 1,057 và giá trị p-value = 0,304 không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 90%.

5. Đối với lựa chọn làm nghề tự do, kiểm định Pearson Chi-Square cho các giá trị: Hệ số Pearson Chi-Square = 0,571 và giá trị p-value = 0,450 không có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 90% cho ta kết luận không thấy có sự khác biệt đối sự lựa chọn nghề nghiệp “làm nghề tự do” của các chủ hộ ở cả hai nhóm có và không tham gia dự án. Có 18,5% tỷ lệ số hộ thuộc nhóm tham gia dự án lựa chọn làm nghề tự do trong khi đó có 15,8% tỷ lệ số hộ không tham gia dự án lựa chọn. Sự thay đổi lớn về quan điểm, nhận thức của

nhóm hộ không thuộc dự án về nghề tự do đem lại thu nhập cho hộ so với thời điểm điều tra về nghề nghiệp của chủ hộ ban đầu (biểu 2.4 trang 49 khi đó có 15% số lƣợng chủ hộ thuộc nhóm tham gia dự án làm nghề tự do và không có chủ hộ nào thuộc nhóm không tham gia dự án làm nghề tự do) đã cho thấy có sự học tập làm theo của nhóm hộ không tham gia dự án trong những nỗ lực tìm kiếm thêm các nguồn thu nhập khác khi không đƣợc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong rừng.

6. Chỉ có 2% số chủ hộ thuộc nhóm tham gia dự án và 3% số lƣợng chủ hộ không thuộc dự án cho rằng mình sẽ thất nghiệp nếu không đƣợc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trong rừng. Có 13% số chủ hộ thuộc nhóm tham gia dự án và 9% số lƣợng chủ hộ không thuộc dự án nghĩ rằng hộ có thể làm các công việc khác khi không đƣợc vào rừng khai thác, thu lƣợm nhƣ mọi khi. Kiểm định Pearson Chi-Square không thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ đối với các tiêu chí này ở mức xác suất 95%.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.pdf (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)