Thu nhập bình quân năm 2008 của hai nhóm hộ

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.pdf (Trang 63 - 73)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.5.1.Thu nhập bình quân năm 2008 của hai nhóm hộ

Mục tiêu của dự án là góp phần cải thiện điều kiện sống của các hộ gia đình thông qua việc tìm kiếm những sinh kế mới, lên kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có của hộ nhằm nâng cao thu nhập cho hộ. Phần này tác giả sẽ xem xét thu nhập của hộ gia đình cả về khía cạnh số lƣợng cũng nhƣ nguồn gốc thu nhập để tạo ra một mức chuẩn cho đánh giá tác động của dự án trong tƣơng lai. Thông qua các phân tích qua các số liệu định lƣợng, tác giả sẽ đề cập đến các yếu tố chính mang lại thu nhập cho các nhóm hộ.

Bảng 2.14: Thu nhập trung bình năm 2008 của hai nhóm hộ

ĐVT: đồng/năm

Diễn giải N Giá trị

bình quân

Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Hệ số Z P-value Thuộc dự án 150 14.193.280 (10.225.005) -2,06 0,04 (**) Không thuộc dự án 48 10.604.580 (7.238.143)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Ghi chú:

1) (**) có sự khác biệt về thu nhập giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án tại mức xác suất 95% theo kiểm địnhMann-Whitney.

2)Giá trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 95%.

Tổng thu nhập trung bình năm 2008 của nhóm hộ tham gia dự án là 14.193.280 đồng/năm cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập trung bình năm 2008 là 10.604.580 đồng/năm của nhóm hộ không tham gia dự án.

Kết quả gia tăng thu nhập của các hộ thuộc nhóm tham gia dự án đã thể hiện sự thành công của dự án và đã đạt đƣợc mục tiêu là góp phần cải thiện điều kiện sống của các hộ gia đình thông qua việc tìm kiếm những sinh kế nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân vùng đệm, giảm dần sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng.

Thực tế này cần đƣợc quan tâm trong đánh giá tác động của dự án để đảm bảo có đƣợc một đánh giá chính xác về mức độ xoá đói giảm nghèo kể cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tƣơng đối.

Để tìm hiểu chi tiết các nguồn thu nhập trong cơ cấu thu nhập của hộ, tác giả phân tổ thống kê theo các tiêu chí: Thu nhập từ nhóm cây lƣơng thực, cây

sản xuất hàng hoá, chăn nuôi, thu nhập từ rừng và thu nhập từ các ngành nghề tự do để phân tích thấy đƣợc với cùng nguồn lực nhƣ nhau nhƣng có thể đem lại kết quả khác nhau giữa các nhóm hộ có và không tham gia dự án.

2.5.1.1. Thu từ nhóm cây hàng năm

Bảng 2.15: Thu nhập bình quân từ nhóm cây hàng năm

ĐVT: đồng/năm

Diễn giải Tham gia Dự án

Không tham gia dự án

Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Lúa nƣớc 4.158.520 (3.331.527) 2.780.310 (2.165.412) ** Hoa màu 194.560 (619.879) 562.440 (1.140.597) *** Tổng 4.353.080 (3.617.744) 3.342.750 (2.751.264) ** Diện tích đất trồng lúa (m2 ) 2.061,87 (1.050,74) 1.964,17 (1.116,33) -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008 Ghi chú:

1) *, **, *** sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann Whitney tại mức xác suất 90%, 95% và 99%

2) Giá trị trong ngoặc đơn: Độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 90%

Thông qua xử lý thông qua phần mềm SPSS ta có thu nhập bình quân từ trồng trọt của các hộ tham gia dự án là 4.353.080 đồng/năm và thu nhập bình quân của nhóm hộ không tham gia dự án là 3.342.750 đồng/năm. Kết quả kiểm định cho thấy thu nhập trung bình về cây hàng năm của nhóm hộ tham gia dự án cao giữa thu nhập trung bình của nhóm hộ không tham gia dự án có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95%. Để xem xét sự sai khác về thu nhập từ trồng trọt giữa hai nhóm hộ ta xem xét cụ thể các tham số trung bình về thu từ cây lúa và cây hoa màu giữa hai nhóm hộ trên.

a/ Thu nhập từ cây lúa nước: Thu nhập trung bình từ cây lúa nƣớc của nhóm hộ tham gia dự án là 4.158.520 đồng/năm và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 2.780.310 đồng/năm.

Kiểm định Mann-Whitney có sự khác biệt ở mức xác suất 95% về thu nhập từ cây lúa giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án, cụ thể là thu nhập từ lúa nƣớc của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án.

Thu nhập từ cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Năng suất cây lúa (thể hiện yếu tố giống lúa và trình độ thâm canh), diện tích canh tác, thời tiết. dịch bệnh... Nếu ta cố định các yếu tố trên và xem xét yếu tố “diện tích canh tác” giữa hai nhóm hộ, kết quả nhƣ sau:

Diện tích canh tác cây lúa nƣớc trung bình của hộ tham gia dự án là 2.061,87m2 tƣơng đƣơng với 5,727 sào Bắc bộ (với sai số chuẩn là 85.8m2) và diện tích canh tác cây lúa nƣớc trung bình của hộ không tham gia dự án là 1.964,17m2 tƣơng đƣơng với 5,456 sào Bắc bộ (với sai số chuẩn là 162,13m2).

Kết quả kiểm định cho chúng ta nhận xét không có sự khác biệt về diện tích canh tác cây lúa nƣớc giữa hai nhóm có và không tham gia dự án theo kiểm định Mann Whitney ở mức xác suất 90%. Điều đó cho ta thấy thu nhập trung bình từ cây lúa nƣớc của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án không phải nguyên nhân do nhóm hộ tham gia dự án có nhiều ruộng đất hơn mà do có sự khác biệt về trình độ thâm canh cây lúa cũng nhƣ khả năng đầu tƣ về giống mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Kết luận trên càng khẳng định rõ hiệu quả của dự án đã giúp các hộ cải thiện thu nhập thông qua các lớp huấn luyện về khuyến nông, trợ giúp vốn vay để hộ có điều kiện mua giống lúa mới, có vốn đầu tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả làm tăng thu nhập cho các hộ tham gia dự án.

b/ Thu nhập từ hoa màu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cây hoa màu chủ yếu đƣợc tính toán trong thống kê của tác giả bao gồm: Ngô, khoai lang, khoai tây, sắn, đỗ tƣơng, lạc.

Thu nhập trung bình từ hoa màu của nhóm hộ tham gia dự án là 194.560 đồng/năm (với sai số chuẩn là 50.613 đồng) và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 562.440 đồng/năm (với sai số chuẩn là 164.631 đồng).

Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho biết có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99% trong thu nhập từ hoa màu giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án, cụ thể thu nhập từ cây hoa màu của nhóm tham gia dự án là thấp hơn so với các nhóm không tham gia dự án.

Lý do giải thích ở đây là cơ cấu thu nhập từ hoa màu trong tổng thu nhập hàng năm của nhóm hộ tham gia dự án là rất nhỏ, các hộ trong dự án đã tập trung hầu hết các nguồn lực của hộ vào việc thâm canh cây lúa, trồng chè nên không có đủ thời gian và lao động để tập trung vào các cây hoa màu.

Hơn thế nữa, theo điều tra thực tế thì mấy năm gần đây, hầu hết các hộ thuộc cả hai nhóm có và không tham gia dự án đều thu đƣợc kết quả rất thấp từ cây ngô và cây khoai. Việc thời tiết có những thay đổi bất thƣờng đã làm ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng của những loại cây này. Ví dụ nhƣ cây ngô đang trổ cờ thụ phấn thì gặp mƣa lớn kéo dài nên không thụ phấn đƣợc. Cây khoai lang, khoai tây trồng không phát triển tốt do không có đủ nƣớc tƣới vào vụ đông dẫn đến củ nhỏ và chất lƣợng thấp. Thêm vào đó các hộ đều sử dụng các sản phẩm hoa màu của mình dùng làm thức ăn cho chăn nuôi của hộ mà rất hiếm khi bán lấy tiền nên vai trò của cây hoa màu không đƣợc nhận thức rõ. Việc không thu đƣợc tiền ngay sau khi thu hoạch và thu nhập từ cây hoa màu lại phụ thuộc kết quả của ngành chăn nuôi nên các hộ tham gia dự án không nhận thấy tính hiệu quả khi đầu tƣ trồng hoa màu nên không có xu hƣớng đầu tƣ nhiều vào thâm canh cây hoa màu.

2.5.1.2. Thu nhập từ cây chè

Bảng 2.16: Thu nhập bình quân từ cây chè của hai nhóm hộ

ĐVT: đồng/năm

Diễn giải Giá trị

bình quân

Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Hệ số Z p-value Thuộc dự án 3.703.540 (7.271.671) -3,181 0,001 (***) Không thuộc dự án 1.254.900 (3.928.198)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Ghi chú:

1) *** có sự khác biệt về thu nhập bình quân từ cây chè giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án tại mức xác suất 99% theo kiểm định Mann-Whitney.

2) Giá trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 99%.

Thu nhập trung bình từ chè của hộ tham gia dự án là 3.703.540 đồng/năm (với sai số chuẩn là 593.729 đồng) và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 1.254.900 đồng/năm (với sai số chuẩn là 566.987 đồng). Độ lệch chuẩn cho chúng ta biết có những hộ thuộc nhóm tham gia dự án có thu nhập từ cây chè rất cao. Độ lệch chuẩn càng cao có nghĩa là có sự chênh lệch về thu nhập càng lớn giữa các hộ có thu nhập cao và các hộ có thu nhập thấp từ cây chè. Nhìn vào độ lệch chuẩn của các hộ tham gia dự án ta thấy có nhiều hộ thuộc nhóm này có đƣợc thu nhập khá cao từ cây chè. Với kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt trong thu nhập từ chè giữa hai nhóm hộ. Cụ thể thu nhập trung bình từ cây chè của nhóm tham gia dự án là cao hơn rất nhiều so với nhóm không tham gia dự án. Sự khác biệt này là nhờ tác động của các hoạt động hỗ trợ từ dự án nhƣ: Hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch chè cành giống mới giúp các hộ tạo ra năng suất, phẩm chất sản phẩm chè sạch cao hơn rất nhiều so với trƣớc đây và điều đó đã làm tăng chất lƣợng

sản phẩm chè búp dẫn đến tăng đƣợc giá bán đầu ra và làm tăng thu nhập cho các hộ tham gia dự án; Các hộ tham gia dự án đƣợc cung cấp miễn phí cây chè cành giống mới; dự án trợ giúp các hộ cải tạo các nƣơng chè già cỗi không có thu hoạch hoặc cho năng suất cũng nhƣ chất lƣợng thấp; đầu tƣ bếp sao chè cải tiến cho các hộ để giảm bớt thời gian sao chế và làm tăng chất lƣợng chè thành phẩm, xây dựng vƣờn ƣơm chè để nhân giống cây chè cành. Điều này cho thấy dự án tập trung cho cây chè là hƣớng đi rất đúng đắn để tăng thu nhập cho nhóm hộ. Từ đó, các hộ khác ngoài dự án có thể học tập và làm theo đối với các khâu kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, thu hái...

2.5.1.3. Thu nhập từ ngành chăn nuôi

Bảng 2.17: Thu từ chăn nuôi của hai nhóm hộ

ĐVT: đồng/năm

Diễn giải Tham gia

dự án

Không tham gia dự án

Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Lợn 749.890 (2.591.664) 1.710.790 (2.591.568) *** Gia súc 368.600 (1.442.133) 277.080 (903.949) - Gia cầm 252.450 (2.578.692) 198.230 (461.738) * Tổng 1.370.940 (3.176.204) 2.186.100 (2.783.312) **

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Ghi chú:

1) *, **, *** sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Mann Whitney tại mức xác suất 90%, 95% và 99%

2) Giá trị trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình tại mức xác suất 90%

Đối với ngành chăn nuôi: Thu nhập trung bình từ chăn nuôi năm 2008 của nhóm hộ tham gia dự án là 1.370.940 đồng/năm (với độ lệch chuẩn là 3.176.204 đồng) và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 2.186.100

đồng/năm (với độ lệch chuẩn là 2.783.312 đồng). Kết quả kiểm định Mann - Whitney cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 95% trong thu nhập từ ngành chăn nuôi giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án, cụ thể nhóm hộ không tham gia dự án thu nhập từ ngành chăn nuôi cao hơn so với nhóm hộ tham gia dự án. Chúng ta tiếp tục phân tích chi tiết để thấy rõ sự khác biệt nằm ở đâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Đối với chăn nuôi lợn: Thu nhập trung bình từ chăn nuôi lợn của nhóm hộ tham gia dự án là 749.890 đồng/năm (với sai số chuẩn là 211.608 đồng) và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 1.710.790 đồng/năm (với sai số chuẩn là 362.225 đồng). Kết quả kiểm định Mann Whitney cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99% giữa thu nhập trung bình từ chăn nuôi lợn. Cụ thể thu nhập trung bình năm 2008 của nhóm hộ tham gia dự án thấp hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án.

Việc dự án đã chú trọng đầu tƣ con giống (lợn nái) cho các hộ tham gia dự án nhƣng là các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. Mục đích của dự án là giúp các hộ không có điều kiện để đầu tƣ con giống có cơ hội đƣợc chăn nuôi song do không có kinh nghiệm chăn nuôi cũng nhƣ không có tiềm lực tài chính để đầu tƣ cho thức ăn và chăm sóc thú y nên kết quả thu đƣợc từ hoạt động chăn nuôi không cao. Trong khi đó, các hộ không tham gia dự án lại có đƣợc nguồn thu nhập khá lớn từ các hoạt động chăn nuôi lợn. Kết quả đó cần đƣợc khuyến khích, phát huy vì các hoạt động chăn nuôi lợn một mặt đem lại thu nhập cho hộ, mặt khác nó là mô hình tốt cho các hộ tham gia dự án học tập và làm theo để gia tăng thu nhập.

b/ Đối với thu nhập từ chăn nuôi trâu, bò

Thu nhập trung bình từ chăn nuôi trâu, bò của nhóm hộ tham gia dự án là 368.600 đồng/năm (sai số chuẩn là 117.750 đồng) và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 277.080 đồng/năm (sai số chuẩn là 130.474 đồng).

Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 90% trong thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi gia súc giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi trâu, bò của cả hai nhóm hộ năm 2008 là rất nhỏ vì thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn thu từ bán bê, nghé và số lƣợng hộ chăn nuôi trâu, bò chỉ chiếm 20% trong tổng số hộ điều tra.

c/ Đối với thu nhập từ chăn nuôi gia cầm:

Thu nhập trung bình từ chăn nuôi gia cầm của nhóm hộ tham gia dự án là 252.450 đồng/năm (sai số chuẩn là 210.549 đồng) và thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án là 461.738 đồng/năm (sai số chuẩn là 66.646 đồng).

Kết quả kiểm định Mann-Whitney cho thấy thu nhập từ chăn nuôi gia cầm có sự khác biệt ở mức xác suất 90%. Nhƣ vậy, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm không phải là yếu tố gây nên sự khác biệt lớn về thu nhập trung bình năm 2008 của hai nhóm hộ có và không tham gia dự án.

2.5.1.4. Thu nhập từ rừng

Bảng 2.18: Các thống kê về thu nhập từ rừng của hai nhóm hộ

ĐVT: đồng/năm

Diễn giải Giá trị bình quân

Khác biệt theo kiểm định Mann Whitney Hệ số Z p-value Tham gia dự án 1.092.430 (1.729.870) - 4,65 0,001 (***)

Không tham gia dự án 2.050.000

(1.425.303)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Ghi chú:

1) *** có sự khác biệt về thu nhập bình quân từ rừng giữa hai nhóm hộ có và không tham gia dự án tại mức xác suất 99% theo kiểm định Mann-Whitney.

Thu nhập trung bình từ rừng của hộ tham gia dự án là 1.092.430 đồng/năm (với độ lệch chuẩn là 1.729.870 đồng và sai số chuẩn là 141.243 đồng) thấp hơn thu nhập từ rừng của nhóm hộ không tham gia dự án là 2.050.000 đồng/năm (với độ lệch chuẩn của mẫu là 1.425.303 đồng/năm và sai số chuẩn là 205.725 đồng).

Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với kết quả thảo luận và thực tế tại địa

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên.pdf (Trang 63 - 73)